backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Chụp tử cung vòi trứng có đau không, có ảnh hưởng gì không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Chụp tử cung vòi trứng có đau không, có ảnh hưởng gì không?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ 

Em năm nay, 29 tuổi, đã lập gia đình được gần  2 năm. 1 năm trở lại đây, tụi em mong có con nên không áp dụng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa đậu thai. Em đi khám thì bác sĩ đề nghị chụp tử cung vòi trứng để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ cho em hỏi chụp tử cung, vòi trứng có đau không, có ảnh hưởng gì không? 

Bích Hảo, Gò Dầu, Tây Ninh

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn Bích Hảo,

Với câu hỏi chụp tử cung, vòi trứng có đau không, có ảnh hưởng gì không?, ThS- BS Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, sẽ giải đáp giúp bạn như sau:

Trước tiên để trả lời câu hỏi của bạn rằng chụp tử cung vòi trứng có đau không, bác sĩ xin nói về chụp tử cung vòi trứng là gì và quy trình diễn ra như thế nào để bạn rõ? Chụp tử cung – vòi trứng có cản quang, viết tắt là HSG (Hysterosalpingography), là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng tia X để kiểm tra tình trạng bên trong lòng tử cung và vòi trứng.

Thời gian chụp tử cung vòi trứng thường chỉ mất khoảng 30 phút (tính từ lúc bắt đầu chụp). Bạn sẽ được tiến hành chụp sau khi sạch kinh và trước thời điểm rụng trứng, để đảm bảo quá trình thụ thai không xảy ra. Tốt nhất là bạn nên tiến hành chụp ngay sau khi sạch kinh, khoảng vào ngày thứ 6 – 10 của chu kỳ kinh nguyệt

Lưu ý là không chụp HSG trong trường hợp sau: 

  • Đang mang thai
  • Có viêm nhiễm vùng chậu (viêm âm đạo, cổ tử cung, phần phụ…)
  • Tử cung đang chảy máu (còn kinh)

Trước khi tiến hành chụp, bạn cần đi tiểu làm trống bàng quang, rửa sạch và lau khô vùng kín để tránh nhiễm trùng, uống thuốc giảm đau 1 giờ trước khi chụp, có thể phải uống kháng sinh trước khi chụp nếu nghi ngờ có viêm nhiễm hoặc tiền sử viêm nhiễm phụ khoa.

Một chất cản quang được bơm vào trong tử cung và vòi trứng. Thuốc cản quang sẽ phản ánh các cấu trúc bên trong tử cung và vòi trứng lên màn hình máy chụp X-quang sau đó in thành phim X-quang.

Quá trình diễn ra như sau: 

  • Bạn nằm tư thế khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo, bộc lộ và lau sạch cổ tử cung.
  • Có thể tiêm thuốc gây tê vào đoạn cuối cổ tử cung.
  • Một ống thông bằng nhựa mỏng sẽ được đưa vào cổ tử cung để đưa thuốc cản quang vào. 
  • Lấy mỏ vịt ra, bạn nằm dưới máy chụp X-quang. Trong quá trình chụp bạn có thể được yêu cầu thay đổi tư thế. 
  • Hình ảnh X-quang được chụp lại và đưa lên màn hình để bác sĩ quan sát. Nếu vòi trứng không bị tắc thì thuốc cản quang sẽ đi được hết ống vòi trứng.
  • Sau khi chụp xong, ống thông được lấy ra.

chụp tử cung vòi trứng có đau không

Với thắc mắc chụp tử cung vòi trứng có đau không? Câu trả lời là cảm giác sẽ gần giống như lúc bạn khám phụ khoa. Bạn cần thả lỏng cơ thể, thả lỏng vùng âm đạo để bác sĩ đưa mỏ vịt vào dễ dàng là sẽ không đau. Lúc đưa mỏ vịt vào, bạn sẽ thấy hơi thốn nhẹ. Lúc bác sĩ giữ cổ tử cung để gây tê và để đưa thuốc vào có thể bạn cũng thấy hơi châm chích, nhưng thường không đau vì cổ tử cung không có đầu dây thần kinh. Vì đây là một thủ thuật rất đơn giản, bản thả lỏng tốt thì sẽ không thấy đau. Thường chụp xong bạn có thể về nhà ngay, không cần nằm viện. Nếu không thể tự lái xe bạn hãy nhờ người thân chở về. 

Ngoài ra, bạn cũng như nhiều người từng chụp tử cung, vòi trứng ngoài thắc mắc là chụp tử cung, vòi trứng có đau không thì còn băn khoăn không biết chụp tử cung vòi trứng có ảnh hưởng gì không?

Chụp HSG sử dụng tia X đi qua cơ thể, hiếm nhưng có nguy cơ nhỏ ung thư do phơi nhiễm tia. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dụng liều tia rất thấp, hạn chế tối đa nguy cơ này. Dĩ nhiên lựa chọn vì lợi ích mà HSG mang lại. Mục đích của chụp cản quang tử cung, vòi trứng (HSG):

  • Chụp HSG thường được sử dụng để chẩn đoán hiện tượng tắc vòi trứng một phần hay hoàn toàn, đồng thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường đối với kích thước hay hình dạng của tử cung. Tất cả những vấn đề này có thể dẫn đến hiếm muộn và các rối loạn khác liên quan đến thai kỳ.
  • Chụp HSG còn được áp dụng trong một vài tháng sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng để đảm bảo các ống dẫn trứng đã tắc nghẽn hoàn toàn hay chưa.

Sau khi chụp tử cung vòi trứng cần lưu ý những gì? Sau khi chụp xong, bạn có thể thấy âm đạo tiết dịch do một phần chất  lỏng đưa vào tử cung chảy ra ngoài. Dịch này có thể kèm theo máu. Bạn cần chuẩn bị băng vệ sinh nhỏ cho lúc này. Một số triệu chứng có thể gặp ngay sau khi chụp:

  • Chảy ít máu âm đạo 
  • Co thắt
  • Khó chịu vùng bụng 
  • Chóng mặt, xỉu

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến vấn đề dị ứng thuốc cản quang, viêm nhiễm vùng chậu sau chụp. Nếu về nhà thấy có các dấu hiệu sau đây bạn cần đi khám ngay: 

  • Nôn ói
  • Ngất xỉu
  • Đau bụng hoặc co thắt dữ dội
  • Chảy máu nhiều ở âm đạo
  • Sốt hoặc ớn lạnh

 Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang (HSG) 

Tắc ống dẫn trứng 

5 điều bạn nên biết trước khi đi khám hiếm muộn 

Hy vọng qua những giải đáp của ThS – BS Huỳnh Kim Dung, bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề chụp tử cung, vòi trứng có đau không, có ảnh hưởng gì không. Chúc bạn sớm đón nhận tin vui! Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Imaging techniques for assessment of tubal status

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4018793/ Ngày 13/03/2022

Hysterosalpingography (HSG)

https://www.acog.org/womens-health/faqs/hysterosalpingography? Ngày 13/03/2022

Hysterosalpingography

https://www.radiologyinfo.org/en/info/hysterosalp Ngày 13/03/2022

Hysterosalpingogram

https://radiopaedia.org/articles/hysterosalpingogram Ngày 13/03/2022

Hysterosalpingogram (HSG)

https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/hysterosalpingogram-hsg/ Ngày 13/03/2022

Phiên bản hiện tại

14/03/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Tắc ống dẫn trứng


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 14/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo