backup og meta

Cấy tinh trùng: Trao cho bạn cơ hội làm mẹ

Cấy tinh trùng là một kỹ thuật y tế làm tăng khả năng mang thai cho những người khó hoặc chậm có con theo cách thụ tinh tự nhiên.

Cấy tinh trùng còn gọi là phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Sau khi cho trứng thụ tinh thành công trong môi trường ống nghiệm sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ và lớn dần lên ở đó cho đến lúc chào đời.

Phương pháp này sẽ gây ra những biểu hiện gì trên cơ thể người phụ nữ? Khi nào bạn nên thử thai sau khi cấy ghép? Mời bạn tìm hiểu ở bài viết này.

Triệu chứng thường gặp sau khi cấy tinh trùng 

triệu chứng cấy tinh trùng

Đa số phụ nữ vừa được cấy ghép tinh trùng thường bị đau thắt ở vùng bụng. Cơn đau có tính chất tương tự đau bụng kinh hoặc nặng hơn. Đây là triệu chứng thường gặp khi trứng được thụ tinh và gắn vào niêm mạc tử cung để phát triển thành thai nhi.

Thai nhi lấy máu và dưỡng chất từ cơ thể người mẹ để phát triển. Cùng với cảm giác đau thắt vùng bụng, bạn có thể bị xuất huyết âm đạo. Hiện tượng này được gọi là chảy máu cấy ghép, thường xảy ra trong 10-14 ngày sau khi thụ thai.

Chảy máu âm đạo thường nhẹ hơn nhiều so với chảy máu kinh nguyệt. Ở một số người, lượng máu rỉ ra chỉ là những chấm nhỏ.

Ngoài ra, sau khi được cấy tinh trùng, cơ thể phụ nữ còn có thể xuất hiện những biểu hiện khác, cụ thể như:

Mất kinh

Triệu chứng này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã mang thai. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình cấy ghép tinh trùng đã thực hiện thành công.

Đau vú

Sau khi cấy tinh trùng, vú của bạn có thể sưng lên, gây đau nhức. Điều này xảy ra do hormone nội tiết tố của bạn đã thay đổi.

Thay đổi cảm xúc, tâm trạng

Đây cũng là diễn biến thường xảy ra khi cơ thể bạn có sự thay đổi hormone nội tiết.

Chán ăn hoặc có sự nhạy cảm đặc biệt với mùi vị của một số món ăn 

Theo cách gọi dân gian, hiện tượng này được gọi là “ốm nghén”. Nó cũng là một trong những biểu hiện sớm cho biết bạn đã có thai.

Thường xuyên bị đầy hơi

Đầy hơi có thể là biểu hiện bình thường hoặc dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện sau khi bạn cấy tinh trùng, có thể cơ thể bạn đã có sự thay đổi nội tiết tố do mang thai.

Nghẹt mũi

Sự thay đổi hormone có thể làm cho màng nhầy trong mũi của bạn sưng lên. Điều này sẽ khiến bạn bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Trong một số trường hợp, phụ nữ cũng có thể bị chảy máu mũi sau khi cấy tinh trùng.

Táo bón

Sau khi được cấy ghép tinh trùng, bạn có thể bị táo bón trong vài ngày đến một tuần. Điều này xảy ra do dự thay đổi nội tiết làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn.

[embed-health-tool-ovulation]

Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi cấy ghép tinh trùng

nhung-cach-nhan-biet-mang-thai-som

Khi phôi thai đi vào thành tử cung, các triệu chứng cấy ghép có thể xảy ra vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sau đó. 

Lúc này, nồng độ estrogen trong cơ thể bạn sẽ giảm và thành tử cung luôn trong trạng thái chuẩn bị để đón nhận phôi thai. Sau đó, cơ thể bắt đầu hình thành các phần của nhau thai. Trong vòng hai tuần, bạn sẽ có đủ hormone gonadotropin (hCG) để kích hoạt các yếu tố cho kết quả thử thai dương tính.

Dấu hiệu mang thai sớm có thể xuất hiện ngay sau khi quá trình cấy ghép thành công. Tuy nhiên, khoảng thời gian này không cố định. Chúng khác nhau ở từng người.

Khi nào bạn nên thử thai? 

thử thai sau khi cấy tinh trùng

Sau khi cấy tinh trùng, ai cũng có tâm lý nôn nao muốn thử thai xem kết quả có như mình mong đợi không. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn cần đợi từ một đến hai tuần sau khi hoàn tất quy trình cấy ghép.

Hormone HCG cần có thời gian để tích tụ trong cơ thể trước khi cho ra kết quả dương tính trên cách thử thai bằng nước tiểu hoặc máu. Nếu bạn làm xét nghiệm mang thai trước khi HCG tích tụ đủ, kết quả thử thai thường không chính xác.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khám thai 3 tháng đầu

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Implantation

https://www.aaid-implant.org/

Ngày truy cập: 3-6-2020

Conception: How it work?

https://www.ucsfhealth.org/education/conception-how-it-works

Ngày truy cập: 3-6-2020

Implantation bleeding

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257

Ngày truy cập: 3-6-2020

Phiên bản hiện tại

09/07/2020

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Ý nghĩa tên gọi: Giải nghĩa 125 tên hay và nhiều ý nghĩa

Khó giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm: Vì sao và bạn nên làm gì?


Được đánh giá bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 09/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo