Thuốc tránh thai đơn thuần
Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc tránh thai đơn thuần, nhờ cơ chế hoạt động đặc biệt của thuốc nên ngay khi bạn ngừng thuốc tránh thai, lớp niêm mạc tử cung của bạn sẽ bắt đầu dày trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc, có thể chỉ một vài ngày sau đó, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu rụng trứng trở lại và bạn hoàn toàn có thể mang thai chỉ trong vòng vài ngày sau đó. Phương pháp này dường như không làm trì hoãn khả năng sinh sản, nên hầu hết phụ nữ sẽ có thai trong vòng 6 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Xét ở khía cạnh lâu dài, thuốc tránh thai thực sự có thể giúp ích cho khả năng sinh sản. Một nghiên cứu thậm chí còn cho thấy những người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong ít nhất 4 năm có nhiều khả năng mang thai hơn những phụ nữ dùng thuốc trong 2 năm hoặc ít hơn.
Mang thai ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai có nguy hiểm không?

Một quan niệm sai lầm phổ biến là việc sử dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phái nữ. Do đó, vẫn còn một số người tin rằng nếu phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng kể từ khi uống thuốc ngừa thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai – nhưng điều đó hoàn toàn không đúng! Việc sử dụng thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Trên thực tế, những phụ nữ mới uống thuốc có cơ hội mang thai tương đương như những phụ nữ không uống thuốc tránh thai. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng khẳng định rằng, nguy cơ sảy thai của bạn sẽ không tăng lên nếu bạn có thai sớm ngay sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc.
Những điều cần làm khi bạn đang muốn thụ thai
1. Không ngừng đột ngột liều thuốc tránh thai đang dùng
Mặc dù phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai ngay sau khi ngừng thuốc tránh thai, nhưng việc dừng thuốc đột ngột liều thuốc đang uống không phải là một ý kiến hay. Nguyên do là điều này có thể làm thay đổi hoặc thậm chí gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang uống thuốc tránh thai dạng vỉ 21 viên hoặc 28 viên, không nên bỏ giữa chừng việc dùng thuốc, thay vào đó, bạn nên uống hết vỉ theo đúng liều dùng để cơ thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước khi thụ thai. Nếu bạn vì muốn thụ thai mà ngưng ngang liều thuốc tránh thai đang dùng, lúc này, nồng độ thuốc tránh thai trong cơ thể vẫn còn sẽ ít nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn sau này.
2. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thụ thai tốt nhất sau khi ngừng thuốc tránh thai
Nếu trước đây bạn đã hoặc đang dùng thuốc tránh thai nhưng hiện tại bạn đang có ý định mang thai, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn tốt nhất để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai. Họ có thể tư vấn cho bạn thời điểm tốt nhất để thụ thai và thảo luận với bạn về việc bắt đầu uống bổ sung các loại vitamin nào, vào thời điểm nào trước khi bạn mang thai. Họ cũng có thể đưa ra các khuyến nghị về các chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng các loại rượu bia, tập thể dục…
Những khuyến cáo sau khi ngừng thuốc tránh thai

Nếu sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc chu kỳ kinh kéo dài trong vòng 3 đến 4 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Có thể trước khi dùng thuốc tránh thai, bạn đã có kinh nguyệt không đều hoặc cơ thể bạn đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng những biểu hiện này không phải do phương pháp tránh thai mà bạn đang sử dụng gây ra.
Ngoài ra, mặc dù thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến thời gian thụ thai của phụ nữ sau khi ngừng sử dụng, nhưng việc có thai sớm hay muộn sau khi ngưng thuốc cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, lối sống và sức khỏe của bạn… Chính vì thế, hãy rèn luyện và chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt, đồng thời xây dựng một lối sống tích cực nếu như bạn đang ấp ủ nguyện vọng sinh em bé.
Hello Bacsi tin n rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì có thai”, đồng thời cũng giúp bạn biết được bản thân nên làm gì nếu có ý định mang thai khi đang hoặc đã sử dụng thuốc tránh thai.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!