backup og meta

Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai

Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai

Vận động thể chất là bất cứ dạng hoạt động nào giúp cơ thể bạn tiêu thụ nhiều năng lượng. Cuộc sống hiện đại hình thành nên nếp sống khiến chúng ta nạp vào nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ, điều đó không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với phụ nữ trước khi mang thai, bạn phải giữ cho cơ thể của mình luôn khỏe mạnh. Cách tối ưu để người muốn làm mẹ đạt được điều đó chính là tập thể dục bên cạnh việc ăn uống đủ chất.

Tại sao bạn nên tập thể dục trước khi mang thai?

Hình thành thói quen vận động thường xuyên trước khi mang thai có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn trong suốt giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu sẽ dồi dào sinh lực hơn để trải qua hành trình vượt cạn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu trước đây bạn khó thụ thai do bị thừa cân hoặc mắc phải hội chứng buồng chứng đa nang, tập thể dục sẽ giúp bạn làm tăng khả năng thụ thai.

Những ai muốn làm mẹ, hãy tập thể dục ngay từ bây giờ!

Đừng nên đợi đến khi mang thai rồi mới bắt đầu tập luyện. Hãy hình thành thói quen tập thể dục đều đặn càng sớm càng tốt, điều này là rất quan trọng vì nếu cơ thể bạn đang ở mức tốt nhất, thai nhi sẽ phát triển tốt và bạn sẽ đỡ phải gặp những phiền toái khi bị tăng cân trong lúc mang thai hơn.

Bạn nên ưu tiên chọn bài tập giúp cơ xương chắc khỏe để chuẩn bị mang bầu

Khi mang thai, cơ xương của bạn phải chịu gánh nặng từ trọng lượng tăng thêm đến từ thai nhi, mô mỡ, ngực… Trọng tâm cơ thể của bạn sẽ thay đổi về phía trước. Nếu bạn tập luyện để giúp cơ xương vững chắc ngay từ bây giờ, bạn sẽ ít gặp phải các vấn đề liên quan đến thai kỳ hơn, đặc biệt là vấn đề đau lưng khi mang thai. Ngoài ra, hệ cơ xương vững chắc còn giúp cho bạn có được sự cân bằng cũng như tư thế tốt hơn, điều này cũng rất quan trọng đối với các mẹ bầu.

Bạn không nên tập luyện quá sức

Nếu bạn là kiểu người thích vận động, có thể chạy bộ 10 cây số mỗi ngày, thích trèo đèo lội suối và tập những bài tập nặng thì bạn hãy bắt đầu điều chỉnh mức độ lại sau khi mang thai. Nhưng nếu bạn là một cô nàng công sở một tuần chưa chạy bộ được đến 1km thì cũng đừng tự tạo áp lực cho mình. Cứ bắt đầu bằng những hoạt động nhẹ nhàng trước như đi dạo, đi bơi… miễn là trong lúc tập bạn không bị hết hơi hoặc vẫn còn sức để nói chuyện.

Đừng chỉ tập trung giảm cân

Bài tập cardio (viết tắt của cardiovascular) là những bài tập hướng tới tim mạch. Những bài tập này làm tăng nhịp tim của bạn mỗi khi tập bằng khoảng 60% – 70% nhịp tim tối đa. Khi mang thai, hệ tim mạch của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để nuôi dưỡng con trong bụng. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị sức mạnh cho hệ tim mạch ngay từ bây giờ. Bạn có thể đi bộ, bơi lội hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày hoặc lâu hơn. Bạn nhớ tập thường xuyên và đều đặn, như vậy mới mang lại kết quả tốt.

Cả chồng bạn cũng cần phải tập luyện nữa

Nam giới cần có sức khỏe tốt trong vòng 90 ngày trước khi thụ thai để quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi nhất. Đó là khoảng thời gian cần thiết để tăng cường sinh lực cho tinh binh từ lúc tạo lập đến khi “trưởng thành’. Do đó hãy luôn khuyến khích chồng cùng tập thể dục, cùng nhau tập luyện cũng mang lại nhiều niềm vui không ngờ đấy.

Hãy tận hưởng niềm vui luyện tập ngay từ bây giờ và bạn sẽ có được một thai kỳ khỏe mạnh cũng như “mẹ tròn con vuông” trong tương lai.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy Fitness: Your Best Moves Before Baby Arrives. http://www.webmd.com/baby/ss/slideshow-pregnancy-fitness-moves. Ngày truy cập: 26/7/2016

Getting fit before pregnancy. http://www.marchofdimes.org/pregnancy/getting-fit-before-pregnancy.aspx. Ngày truy cập: 26/7/2016

Fitness Dos & Don’ts for Getting Pregnant. http://www.parents.com/getting-pregnant/pre-pregnancy-health/exercise/fitness-tips/. Ngày truy cập: 26/7/2016

What Is Cardio And Why Should You Do It? http://evilcyber.com/fitness/what-is-cardio/. Ngày truy cập: 26/7/2016

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo