backup og meta

[Infographic] Sinh mổ lần 2: Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!

[Infographic] Sinh mổ lần 2: Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!

Sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ mẹ bầu gặp rủi ro cũng theo đó mà tăng lên.  Do đó, dù có kinh nghiệm ở lần sinh trước thì khi sinh mổ lần 2, mẹ cũng cần chuẩn bị thật kỹ!

Việc phải sinh mổ lần 2 có thể làm cho mẹ có nhiều băn khoăn. Mẹ có nhất định phải sinh mổ sau lần sinh mổ đầu? Cần chuẩn bị gì khi sinh mổ lần 2 để mẹ “vượt cạn” an toàn, nhẹ nhàng mà bé cưng vẫn có sức khỏe tốt nhất. Hello Bacsi sẽ giúp bạn “xua tan” mọi nỗi lo thông qua những chia sẻ dưới đây. 

Sau lần sinh mổ đầu, mẹ sẽ phải đợi ít nhất khoảng 18 tháng để mang thai lần tiếp theo nhằm hạn chế tối đa gặp phải những biến chứng thai kỳ như vỡ tử cung hay sinh non…. Tuy vậy, ở lần sinh mổ thứ 2, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với những “thách thức” như:

  • Quá trình mổ bắt con diễn ra lâu và khó khăn hơn do mô sẹo cũ
  • Nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân hoặc phổi
  • Thời gian hồi phục lâu hơn
  • Dính ruột và các biến chứng ở bàng quang
  • Bất thường nhau thai ở những lần mang thai sau: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược

Thậm chí, mẹ còn có thể nghe nói sinh mổ lần 2 sẽ đau hơn lần đầu. Mặc dù đây chỉ là lời đồn đoán, đôi khi được “phóng đại” nhưng thực tế, điều này vẫn có thể xảy ra do ảnh hưởng từ vết mổ cũ. 

Bên cạnh những thách thức với mẹ thì trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa. Nguyên do là khi sinh mổ, trẻ không có cơ hội tiếp xúc với vi sinh vật có lợi tại đường sinh tự nhiên của mẹ nên hệ vi sinh đường ruột rất dễ mất cân bằng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch.

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, mẹ nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt là cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ lần 2 lại rất dễ gặp phải tình trạng sữa mẹ về chậm hoặc ít sữa. Do đó, trong quá trình chuẩn bị đồ đi sinh mổ, mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn 1 hộp sữa công thức có chứa công thức Synbiotic để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất trong những ngày đầu đời. 

Với những “thách thức” kể trên thì dù đã có kinh nghiệm ở lần sinh trước nhưng ở ca sinh mổ lần 2 này thì mẹ vẫn nên trang bị cho mình thật nhiều thông tin để an tâm vượt cạn!

sinh mổ lần 2

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

C-Section https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655 Ngày truy cập 27/4/2021

Cesarean Sections (C-Sections) https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html Ngày truy cập 27/4/2021

Planning a repeat caesarean birth https://www.nct.org.uk/labour-birth/different-types-birth/caesarean-birth/planning-repeat-caesarean-birth Ngày truy cập: 27/4/2021

Here’s What You Need to Know About Having Multiple C-Sections https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-many-c-sections-can-you-have Ngày truy cập: 27/4/2021

Repeat C-sections: Is there a limit? https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/expert-answers/c-sections/faq-20058380 Ngày truy cập: 27/4/2021

6 TIPS FOR A REPEAT C-SECTION https://dailymom.com/nurture/preparing-for-a-repeat-c-section/ Ngày truy cập: 27/4/2021

Recovering at home after a c-section

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/recovering-home-after-c-section Ngày truy cập 27/4/2021

 

Phiên bản hiện tại

19/04/2022

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Sinh mổ: Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy cơ gì?

Giải đáp từ chuyên gia sản khoa: Sinh mổ tối đa được mấy lần?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 19/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo