backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hậu sản mòn: Mẹ sau sinh biết gì về tình trạng này?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 23/11/2023

    Hậu sản mòn: Mẹ sau sinh biết gì về tình trạng này?
    Sau sinh nếu không có chế độ dinh dưỡng hay nghỉ ngơi hợp lý, các mẹ mới sinh có thể bị hậu sản mòn, khiến cơ thể suy nhược. Đây là một tình trạng sức khỏe đáng báo động. Tuy nhiên, hiện nhiều chị em vẫn chưa biết hậu sản mòn là gì, cách khắc phục vấn đề hậu sản sau sinh này thế nào cũng như hậu sản mòn nguy hiểm ra sao? 

    Hậu sản mòn có thể là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều chị em, nhất là các mẹ mới lần đầu vượt cạn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu khái niệm này cũng như nguyên nhân và các biện pháp giúp phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ bé sau sinh thật tốt!

    Giải đáp thắc mắc: Hậu sản mòn là gì, có nguy hiểm không?

    1. Hậu sản mòn là gì?

    Hậu sản mòn là các gọi thông thường của hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.

    Các mẹ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, sụt cân nhanh, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh, ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, việc thiếu cân sau sinh thường khiến các chị em dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu.

    Vì vậy, các mẹ sau sinh cần chú ý đến sức khỏe của mình và nên đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể. Thông thường bệnh có 2 dạng biểu hiện là: Bệnh hậu sản mòn thông thường và bệnh hậu sản phù.

    2. Hậu sản mòn có nguy hiểm không?

    Câu trả lời cho thắc mắc hậu sản mòn có nguy hiểm không là tùy thuộc vào tình trạng của mẹ sau sinh mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và thích ứng với việc chăm sóc con cái “toàn thời gian” là những bệnh hậu sản không nguy hiểm. Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của sản phụ.

    Với các tình trạng bị băng huyết, sản giật, nhiễm trùng hậu sản… mẹ sau sinh phải hết sức chú ý bởi đây đều là những bệnh khá nghiêm trọng. Phụ nữ sau sinh bị những bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

    “Vạch trần” nguyên nhân gây hậu sản mòn sau khi sinh con

    bệnh hậu sản mòn

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:

    • Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
    • Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
    • Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
    • Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
    • Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải chăm con, cho con bú đêm.
    • Ngoài ra, cơ thể của mẹ cũng có thể đang mắc một bệnh mãn tính nào đó mà chưa phát hiện ra hoặc chưa được chữa trị triệt để.
    • Sau sinh, việc quan hệ tình dục quá sớm cũng làm cho tử cung hoặc vùng kín của chị em bị ảnh hưởng. Đều này sẽ dẫn đến việc viêm nhiễm và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ, dẫn đến bệnh hậu sản mòn.

    Các triệu chứng hậu sản mòn thường gặp

    triệu chứng hậu sản mòn

    Nhiều mẹ thường thắc mắc các triệu chứng hậu sản mòn là gì? Theo các chuyên gia, tình trạng cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh… là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn.

    Bệnh hậu sản mòn thông thường 

    Triệu chứng hậu sản mòn thông thường là mẹ sau sinh trông gầy gò, xanh xao dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ. Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần. Đồng thời, mẹ sau sinh thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn.

    Triệu chứng hậu sản phù

    Mẹ bị hậu sản phù sẽ có những triệu chứng gần giống bệnh hậu sản mòn thông thường nhưng kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay bị nổi phù. Một số trường hợp còn bị nổi phù ở mặt.

    Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn phải làm sao?

    bị hậu sản mòn phải làm sao

    Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn phải làm sao?  Trường hợp nhận được chẩn đoán bị hậu sản mòn, ngoài việc tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ, mẹ sau sinh cần chú ý các vấn đề sau:

    • Chế độ dinh dưỡng: Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên đảm bảo bản thân có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng ngại tăng cân. Mỗi bữa nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
      • Mẹ nên ăn những loại thực phẩm giau dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, sườn, cá, sữa… để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, duy trì đủ lượng sữa cho bé bú. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là tuyệt đối không được ăn đồ sống, đồ tanh, đồ lạnh hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa.
      • Chế độ ăn nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và chất xơ. Các chất này rất cần thiết cho mẹ vượt qua chứng táo bón và bệnh trĩ sau sinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp trong đó vitamin sau sinh hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày nhằm ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh.
      • Uống đủ 2-3 lít chất lỏng bao gồm:  nước, sữa, nước trái cây mỗi ngày.
    • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động: 
      • Hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian nhất định cho bản thân để nghỉ ngơi, làm những việc mà bản thân yêu thích. Để làm được việc này, mẹ đừng ngần ngại chia sẻ công việc chăm sóc bé cho chồng hoặc những người thân trong gia đình.
      • Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái.
      • Sau sinh nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt. Mẹ nên thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe mau hồi phục.
    • Quan hệ tình dục sau sinh: Các bác sĩ thường khuyến cáo không nên quan hệ tình dục sớm sau sinh. Bởi điều này cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người mẹ.
    • Với phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh. Vì sau sinh, tử cung và vùng kín của người phụ nữ bị tổn thương. Nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ làm tử cung và vùng kín bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…
    • Đối với phụ nữ sinh mổ, cần chờ vết thương phục hồi hoàn toàn mới được sinh hoạt tình dục. Nếu tình dục quá sớm sẽ khiến vết mổ bị tổn thương, dễ bị viêm loét rất nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ.
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Đảm bảo vệ sinh cơ thể đầy đủ, không nên kiêng tắm gội sau sinh, chú ý vệ sinh vùng kín, vệ sinh khu vực có vết thương, vì lúc này thể tạng của mẹ rất yếu nên dễ bị xuống sức, nhiễm khuẩn.
  • Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, các mẹ sau sinh đã có thể nhận diện được các triệu chứng hậu sản mòn, biết cách khắc phục và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 23/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo