Sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được hay sau sinh nên cấy que tránh thai khi nào là những thắc mắc thường gặp của không ít mẹ bỉm chưa muốn làm “tập tiếp theo” quá sớm.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ bỉm có thể mang thai lần nữa rất sớm sau khi sinh con, ngay cả khi bạn đang cho con bú và kỳ kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại. Sau sinh, buồng trứng của phụ nữ có thể rụng trứng (rụng trứng) khoảng 2 tuần trước khi kinh nguyệt xuất hiện, vì vậy bạn có thể có thai trước khi có kinh sau sinh. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giải đáp tường tận cho các mẹ bỉm thắc mắc sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được hay sau sinh nên cấy que tránh thai khi nào, mời bạn cùng tham khảo!
Que cấy tránh thai là gì?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được hay sau sinh nên cấy que tránh thai khi nào”, hãy cùng tìm hiểu về que cấy tránh thai là gì?
Que cấy tránh thai (loại thông dụng hiện nay: Implanon, nội dung bài viết chủ yếu sử dụng thông tin của sản phẩm này) là một thanh nhựa nhỏ dẻo có chứa hormone progesterone được cấy vào vùng da dưới cánh tay và có tác dụng trong 3 năm. Que cấy có tác dụng giải phóng hormone progesterone vào máu, ngăn chặn việc rụng trứng trong mỗi chu kỳ, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn; làm mỏng niêm mạc tử cung nên trứng đã thụ tinh ít có khả năng tự làm tổ từ đó giúp tránh thai hiệu quả.
Đây là hình thức ngừa thai mang lại hiệu quả cao (khoảng 99%) nên được rất nhiều chị em tin dùng. Theo ghi nhận của các chuyên gia sản khoa, ước tính có chưa đến 1/1.000 phụ nữ cấy que tránh thai trong 3 năm sẽ mang thai ngoài kế hoạch.
Trong năm đầu tiên, việc sử dụng que cấy có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và trong một số trường hợp có thể gây rong kinh hoặc mất kinh (vô kinh). Sau thời hạn 3 năm, nếu vẫn muốn tiếp tục tránh thai bằng que cấy, bạn cần tiến hành thủ thuật tháo que cũ và cấy que mới để đạt được hiệu quả ngừa thai tối ưu.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc: Sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được?
Thông thường, kinh nguyệt của mẹ bỉm có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào kể từ khoảng 6 – 12 tuần sau khi sinh. Mốc thời gian này tùy thuộc vào việc bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, bú sữa công thức hay kết hợp cả hai loại sữa và sự hồi phục của cơ thể. Việc bạn có kinh lại sau sinh đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có khả năng mang thai nếu có quan hệ mà không dùng các biện pháp ngừa thai. Do vậy, nếu chưa muốn “viết tập bầu bí tiếp theo”, các mẹ bỉm nên chú ý ngừa thai ngay từ thời điểm này.
Bạn có thể cấy que tránh thai vào khoảng sau 6 tuần hậu sản là tốt nhất (nếu có cho con bú mẹ), thậm chí là ngay sau sinh nếu không cho bú mẹ và khả năng tránh thai sẽ phát huy hiệu quả ngay sau đó. Nếu bạn cấy que ngay sau sinh hoặc chấm dứt thai kỳ (sảy thai, thai lưu hay phá thai) bạn không cần sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung. Nếu bạn trì hoãn việc cấy que một thời gian, bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung (chẳng hạn như bao cao su) trong 7 ngày tiếp theo để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng que cấy tránh thai khi đang cho con bú là an toàn cho cả mẹ và bé.
Sau khi sảy thai hay đình chỉ thai kỳ
Có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai có những ưu và nhược điểm gì?
Đến đây hẳn là các chị em không còn băn khoăn về việc sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được hay sau sinh nên cấy que tránh thai khi nào. Vậy việc cấy que tránh thai mang lại những lợi ích gì mà nhiều chị em tin dùng đến vậy?
Ưu điểm của việc cấy que tránh thai
Theo các chuyên gia sản khoa, việc cấy que tránh thai mang lại các ưu điểm vượt trội như:
- Hiệu quả ngừa thai trong 3 năm
- Tỷ lệ ngừa thai lên đến trên 99%
- Không làm gián đoạn đời sống tình dục
- Phù hợp với các chị em không thể sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc tránh thai kết hợp, miếng dán tránh thai…
- Không cần phải uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày
- An toàn với các mẹ bỉm đang cho con bú
- Khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ trở lại bình thường ngay sau khi tháo que cấy ra
- Sau khi cấy que tránh thai, bạn có thể sinh hoạt bình thường không cần phải kiêng cữ gì…
Nhược điểm
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, que cấy tránh thai cũng giống như các phương pháp ngừa thai khác đều có “tính hai mặt”. Bởi ngoài các lợi ích vượt trội kể trên thì việc cấy que tránh thai cũng có thể có một số nhược điểm, chẳng hạn như:
- Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi đáng kể khi sử dụng que cấy tránh thai. Khoảng 20% số ca cấy que sẽ không có kinh nguyệt nhưng gần 50% sẽ có kinh không thường xuyên hoặc kỳ kinh kéo dài. Những thay đổi này là không có hại. Nhưng việc không có kinh hoặc kỳ kinh kéo dài có thể khiến một số chị em cảm thấy không thoải mái.
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Nổi mụn, nám da
- Đau vú
- Thay đổi tâm trạng
- Giảm ham muốn tình dục
- Không có tác dụng bảo vệ các chị em khỏi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)…
Những tác dụng phụ này thường biến mất sau vài tháng cấy que (thường là trong vòng năm đầu) nên việc tư vấn để bệnh nhân lựa chọn và chấp nhận là rất quan trọng. Nếu bạn bị đau đầu kéo dài hoặc nghiêm trọng hoặc các tác dụng phụ khác, hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ để có hướng xử lý đúng.
Qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên, Hello Bacsi tin rằng bạn đã có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc sau sinh bao lâu thì cấy que tránh thai được hay sau sinh nên cấy que tránh thai khi nào. Đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai của Hello Bacsi để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé!
[embed-health-tool-ovulation]