backup og meta

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Phụ nữ sau sinh uống nhiều nước sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ và giảm nguy cơ táo bón. Song loại nước nào là tốt và phù hợp với sức khỏe của phụ nữ sau sinh? Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Có rất nhiều điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh. Trong đó, việc kiêng uống nước đá, kiêng dùng đồ lạnh thường được các mẹ bỉm truyền tai nhau. Thế nhưng, liệu việc kiêng cữ này có cần thiết không? Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá? Những chia sẻ dưới đây của bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc trên.

Phụ nữ sau sinh uống nước đá được không?

Thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào trả lời xác đáng cho câu hỏi phụ nữ sau sinh uống nước đá được không hoặc mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không. Vì thế, không có bằng chứng nào cho thấy mẹ bỉm sau sinh uống nước đá lạnh gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Thậm chí, những lưu truyền về việc uống nước lạnh sẽ làm chậm quá trình hồi phục sau sinh cũng không hoàn toàn đúng, trừ khi bạn hay bị ốm khi uống nước lạnh.

Uống nước đá có ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Việc uống nước lạnh cũng không làm ảnh hưởng nhiệt độ sữa mẹ. Bởi dù uống nước nhiệt độ như thế nào thì cơ thể bạn vẫn đảm bảo sữa mẹ luôn được ấm và vẫn chứa đầy các kháng thể cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng.

Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ sau sinh nên uống nước ấm hoặc nước có nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ phòng vì những lý do sau đây:

  • Nước ấm có thể giúp cơ thể nhanh hồi phục và tử cung nhanh co lại về kích thước ban đầu
  • Sức đề kháng của mẹ sau sinh thường không tốt. Do đó, nếu uống nước lạnh, nhất là nước đá mua ở bên ngoài có thể khiến mẹ dễ bị cảm lạnh, đau họng, ho… do không đảm bảo vệ sinh. Nếu mẹ bị cảm cúm hay nhiễm lạnh thì dễ lây cho con.
  • Uống nước lạnh cũng có thể gây ê buốt răng do sau sinh, men răng của mẹ thường yếu vì bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai.
  • Mẹ sau sinh uống nước đá lạnh cũng có thể khiến các mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy
  • Việc uống nước đá cũng dễ gây đau đầu do nhiệt độ lạnh có thể khiến các dây thần kinh bị ê buốt.

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Sau sinh khoảng 1 tháng, khi sức khỏe mẹ đã ổn định thì có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường, kể cả việc uống nước đá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, để chăm sóc kỹ lượng cho sức khỏe sau sinh, mẹ bỉm nên tránh uống nước đá trong ít nhất từ 2 – 3 tháng.

Thế nhưng, nước đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ và ngăn ngừa táo bón ở các bà mẹ đang cho con bú. Mỗi ngày, mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 10 – 12 ly nước. Trong những ngày thời tiết nóng bức, nếu quá “thèm” nước đá lạnh, mẹ vẫn có thể uống nước đá nhưng cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Nên tránh dùng nước quá lạnh, nhất là vào buổi sáng.
  • Không nên uống nước đá quá thường xuyên. Tốt nhất là ưu tiên dùng nước ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng. 
  • Không uống nước đá khi thời tiết lạnh, khi có sử dụng điều hòa hoặc khi cơ thể đang yếu, mệt mỏi
  • Bạn cũng nên tránh uống nước đá lạnh nếu đã thường gặp phải các vấn đề sức khỏe sau khi uống.
  • Sử dụng nước đá trong tủ lạnh nhà làm bằng nước sạch, không dùng của hàng quán.

Sau sinh bao lâu được uống nước đá

Mẹ sinh mổ bao lâu được uống nước đá? Đối với những trường hợp sinh mổ, mẹ tuyệt đối không được uống nước đá lạnh cho đến khi bác sĩ đánh giá mức độ phục hồi sau ca phẫu thuật và đồng ý cho bạn uống.

Sau sinh mổ bao lâu được uống nước đá sẽ phụ thuộc vào thể trạng mỗi người. Thực tế, uống nước đá sau sinh mổ cũng không phải là điều bị cấm nhưng để cơ thể hồi phục tốt nhất thì bạn vẫn nên lựa chọn nước ấm hay nước có nhiệt độ phòng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

[embed-health-tool-ovulation]

Lưu ý dành cho mẹ trong thời gian ở cữ sau sinh

Đối với việc uống nước, quan trọng nhất vẫn là cung cấp đủ nước để giữ ẩm cơ thể, ngăn ngừa táo bón và sản xuất đủ sữa mẹ cho bé:

  • Uống đủ 10 – 12 ly nước lọc mỗi ngày. Để biết cơ thể có thiếu nước hay không, bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu sẫm thì bạn nên uống nhiều nước hơn.
  • Hạn chế uống các loại nước ngọt, nước giải khát, thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê…
  • Luôn có sẵn một chai nước dễ lấy trong tầm tay để uống mỗi khi khát
  • Uống nước trước và trong bữa ăn sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Bạn cũng nên uống đủ nước trước và sau khi cho con bú hay trước và sau khi vận động để bù nước cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn như rau, súp, trái cây…

Việc kiêng cữ sau sinh nhằm mục đích giúp mẹ tránh các biến chứng hậu sản và đảm bảo sức khỏe để nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả. Song song đó, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ chị em sau sinh hút sữa hoặc hâm sữa mẹ khi cần thiết, mời bạn tham khảo ngay các sản phẩm sau đây:

Trong một số trường hợp khác, mẹ cần đi khám ngay nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:

  • Nhiễm trùng sau sinh
  • Chảy máu quá nhiều sau sinh
  • Đau ở vùng đáy chậu
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Sưng nhức vú, tắc tia sữa không được cải thiện dù đã thử nhiều cách
  • Vết mổ bỏng rát, sưng hoặc chảy dịch.

Các câu hỏi liên quan

1. Sau sinh bao lâu được uống nước ngọt?

Thực tế, các loại nước ngọt thường sử dụng hương liệu và chất tạo ngọt công nghiệp trong quy trình sản xuất. Những chất này thường không an toàn với cơ thể nhạy cảm của mẹ sau sinh và bé nhỏ. Vì thế, mẹ bỉm sau sinh nên kiêng uống nước ngọt càng lâu càng tốt.

2. Sau sinh được uống nước gì?

Sau sinh được uống nước gì
Mẹ sau sinh nên ưu tiên sử dụng các loại nước uống tăng tiết sữa mẹ và tăng chất lượng sữa

Mẹ sau sinh nên uống nhiều nước ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, để tăng tiết sữa và tăng chất lượng sữa mẹ, phụ nữ sau sinh nên ưu tiên uống các loại nước nấu từ các loại đậu, uống sữa hạt hoặc nước ép trái cây xen kẽ trong chế độ ăn thường ngày.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đã biết mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá hoặc những thông tin liên quan đến việc ăn uống của phụ nữ sau sinh. Chúc bạn khỏe, nhanh hồi phục và có khoảng thời gian ở cữ thoải mái. HelloBacsi mời bạn tham gia cộng đồng nuôi dạy con để tiếp tục thảo luận, cập nhật nhiều thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc, nuôi dạy bé yêu sau khi chào đời.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to eat before, during and after pregnancy?

https://www.unicef.org/rosa/stories/what-eat-during-and-after-pregnancy

Ngày truy cập: 4/7/2024

Postpartum Diet and Exercise

https://www.parenthelp123.org/pregnancy/after-pregnancy/postpartum-nutrition 

Ngày truy cập: 4/7/2024

Your body after baby: The first 6 weeks

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/your-body-after-baby-the-first-6-weeks.aspx 

Ngày truy cập: 4/7/2024

Recovering From Delivery

https://kidshealth.org/en/parents/recovering-delivery.html

Ngày truy cập: 4/7/2024

WOMEN SHOULD REST FOR A MONTH AFTER CHILDBIRTH—MYTH OR FACT?

https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_4ekbzznm 

Ngày truy cập: 4/7/2024

Will drinking cold water after birth slow my recovery?

https://www.babycenter.in/x1047932/will-drinking-cold-water-after-birth-slow-my-recovery

Ngày truy cập: 4/7/2024

How long is the best time to touch cold water after delivery?

https://daydaynews.cc/en/baby/653481.html

Ngày truy cập: 4/7/2024

Drinking Cold Water After Delivery – Is It Safe?

https://www.beingtheparent.com/drinking-cold-water-after-delivery/

Ngày truy cập: 4/7/2024

Is Drinking Cold Water Safe After Delivery?

https://parenting.firstcry.com/articles/is-drinking-cold-water-after-delivery-safe/

Ngày truy cập: 4/7/2024

Phiên bản hiện tại

04/07/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Mẹ có nên nằm than sau sinh? Bật mí cách giữ ấm an toàn hơn cho mẹ!

7 bước đơn giản trong cách ngâm rượu gừng nghệ hạ thổ


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 04/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo