backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn ngô được không? Lợi ích là gì và cần lưu ý gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 01/06/2022

    Bà bầu ăn ngô được không? Lợi ích là gì và cần lưu ý gì?

    “Bà bầu ăn ngô (bắp) có tốt không?”. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu thắc mắc. Thực tế, ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai.

    Ngô (bắp) là một trong những loại ngũ cốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng, liệu bà bầu ăn ngô có tốt không? Hãy xem qua những chia sẻ sau của Hello Bacsi để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

    Có bầu ăn ngô được không?

    Bạn vẫn có thể ăn bắp khi mang thai một cách bình thường mà không cần phải lo lắng quá nhiều. Bên cạnh đó, bắp ngô rất giàu axit folic, chất xơ, vitamin B1, B5 và C, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu.

    Bà bầu ăn ngô: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của bắp ngô

    • Nước – 75,96g
    • Calo – 86 kcal
    • Tinh bột – 19,02g
    • Chất đạm – 3,22g
    • Chất xơ – 2,7g
    • Chất béo – 1,18g
    • Đường – 3,22g
    • Vitamin B9 – 46mcg
    • Vitamin B3 – 1,7mg
    • Vitamin B2 – 0,06mg
    • Vitamin B6 – 0,055mg
    • Vitamin B1 – 0,2mg
    • Vitamin A – 1IU
    • Vitamin C – 6,8mg
    • Vitamin E – 0,07mg
    • Vitamin K – 0,3mcg
    • Canxi – 2mg
    • Sắt – 0,52mg
    • Phốt pho – 89mg
    • Magie – 37mg
    • Kẽm – 0,45mg
    • Chất béo bão hòa – 0,182g
    • Chất béo không bão hòa đơn – 0,347g
    • Axit béo không bão hòa đa – 0,559g

    Lợi ích khi bà bầu ăn bắp ngô

    Các lợi ích mà bắp ngô mang đến cho bà bầu gồm:

    1. Hạn chế bị táo bón

    Hàm lượng chất xơ cao có trong ngô có thể giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải trong thời gian mang thai như táo bón.

    2. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

    Ngô có chứa một chất được gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa, do đó giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở thai nhi.

    3. Giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

    Ngô có chứa axit folic, giúp giảm nguy cơ bị nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác.

    4. Tăng cường trí nhớ của thai nhi

    Trong ngô có chứa thiamine, có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ cho cả mẹ và bé. Do vậy, bà bầu ăn ngô sẽ giúp ích cho trí não của thiên thần nhỏ sau khi con chào đời đấy.

    5. Cải thiện hệ miễn dịch

    Bên cạnh beta-carotene, ngô còn cung cấp rất nhiều vitamin A. Do vậy, bà bầu ăn ngô có thể cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

    bà bầu ăn ngô có tốt không

    Cách thêm ngô vào chế độ ăn

    Ngô là một trong những loại thực phẩm tốt nhất mà bạn có thể thêm vào các bữa ăn nhẹ:

    • Ngô là một trong những thực phẩm mà bạn có thể bổ sung vào món salad, súp, bánh mì nướng và bánh mì kẹp.
    • Ngoài ra, bạn có thể thêm vào pizza, mì ống và các món ăn khác để làm tăng hương vị món ăn.
    • Ngô nướng cũng là một món ăn mà bạn có thể thử.
    • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể luộc ngô và thêm gia vị theo ý thích.

    Các sản phẩm từ bắp ngô nên ăn và nên tránh

    – Các loại bắp ngô bà bầu nên ăn

    • Ngô tươi
    • Ngô hữu cơ (giàu chất dinh dưỡng)
    • Ngô rang lạt
    • Ngô đông lạnh (ít năng lượng và muối)

    Các loại bắp bà bàu không nên ăn

    • Siro ngô (thường chứa nhiều đường)
    • Dầu ngô (chứa nhiều chất béo và năng lượng)
    • Ngô đóng hộp

    Một số điều bạn cần lưu ý khi mua và bảo quản ngô

    Bạn có thể mua ngô theo một số bí quyết sau:

    • Tìm loại ngô có vỏ màu xanh lá cây.
    • Chỉ chọn ngô tươi. Bạn có thể kiểm tra độ tươi bằng cách kéo vỏ ra và dùng tay sờ thử. Nếu hạt ngô mềm, có màu vàng tươi thì là ngô tươi nhưng nếu nó bị đổi màu hoặc bị móp thì bạn không nên mua.
    • Sau khi mua về, nếu bạn dùng không hết thì có thể bảo quản trong tủ lạnh.

    Nguy cơ khi bà bầu ăn bắp ngô quá nhiều

    • Ngô chứa nhiều axit béo, nếu bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, hãy hạn chế ăn ngô.
    • Ăn ngô có thể gây khó tiêu, do đó bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.

    Thèm ăn ngô khi mang thai có phải là dấu hiệu bạn đã mắc hội chứng Pica?

    Đôi khi bạn có thể thèm ăn bột ngô trong thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do hội chứng Pica, tình trạng mà bạn sẽ muốn ăn các món không phải thực phẩm như đất sét, phấn, bụi bẩn… Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ nhé.

    Một số câu hỏi thường gặp khi bà bầu ăn bắp

    Những thắc mắc phổ biến về vấn đề bà bầu ăn bắp gồm:

    1. Ăn nhiều bỏng ngô có gây hại trong thời gian mang thai không?

    Thực phẩm dù tốt đến đâu đi nữa nhưng nếu ăn quá nhiều thì đều có thể gây hại cho cơ thể. Bỏng ngô cũng vậy, trong bỏng ngô thường có chứa nhiều loại gia vị không tốt cho sức khỏe như bơ, muối hoặc caramel. Ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp biến động, trong khi dư thừa đường lại có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

    2. Ăn bắp khi mang thai có thể gây mất ngủ không?

    Việc ăn ngô quá nhiều trong thời gian mang thai có thể gây ra chứng mất ngủ. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, sinh non, thai nhi phát triển bất thường và thai nhi tăng cân nhanh.

    3. Ăn bắp có thể gây tăng cân khi mang thai không?

    Ngô rất giàu tinh bột và chất dinh dưỡng, do đó đây có thể là nguồn thực phẩm dẫn đến tăng cân trong thai kỳ.

    Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn ngô, hãy đi khám bác sĩ. Nếu bạn đang có ý định thêm ngô vào chế độ ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro có thể gặp phải khi ăn ngô. Nhìn chung, để an toàn, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải và nên chọn các loại thực phẩm hữu cơ, không chứa nhiều chất độc hại.

    Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé? 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 01/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo