Không phải trường hợp người bệnh mắc nhịp tim chậm đều cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Chỉ những người bệnh có nhịp chậm quá mức, điều trị thuốc không hiệu quả và thường xuyên mệt mỏi, khó thở, choáng váng, ngất xỉu… thì mới cần đặt máy tạo nhịp tim.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Không phải trường hợp người bệnh mắc nhịp tim chậm đều cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Chỉ những người bệnh có nhịp chậm quá mức, điều trị thuốc không hiệu quả và thường xuyên mệt mỏi, khó thở, choáng váng, ngất xỉu… thì mới cần đặt máy tạo nhịp tim.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chi phí đặt máy tạo nhịp tim cũng như quá trình mà người bệnh sẽ phải trải qua khi cấy máy.
Máy tạo nhịp tim được sử dụng để điều trị chứng rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm xảy ra do suy nút xoang SA, nút nhĩ thất AV, hay tình trạng bị tắc nghẽn đường dẫn truyền xung động từ nút nhĩ thất AV đến mạng His-Purkinje (block nhĩ thất cấp 2 hoặc 3). Ngoài ra, máy tạo nhịp tim cũng được sử dụng để điều trị những cơn ngất không rõ nguyên nhân, bệnh suy tim và cơ tim phì đại.
Do có nhiều loại máy khác nhau, nên chi phí đặt máy tạo nhịp tim cũng dao động với nhiều mức giá. Thông thường, phẫu thuật và chi phí đặt máy tạo nhịp tim 1 buồng và máy 2 buồng có mức giá khoảng từ 52 triệu đến 90 triệu. Loại máy trợ tim cao cấp có thể có giá tới hơn 200 triệu đồng.
Đối với trường hợp có BHYT, bệnh nhân sẽ được hưởng 80% nếu có giấy chuyển viện, và 40% cho trường hợp trái tuyến.
Trước khi bác sĩ quyết định xem người cao tuổi có cần đặt máy tạo nhịp tim hay không, các cụ cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khiến nhịp tim không đều. Các xét nghiệm được thực hiện trước khi cấy máy tạo nhịp tim có thể bao gồm:
>>> Bạn có thể quan tâm: Máy tạo nhịp tim cho người già hoạt động ra sao? Lưu ý gì khi sử dụng?
Bác sĩ có thể yêu cầu người cần đặt máy ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định để kiểm soát nhịp tim. Ngoài ra, nếu người bệnh bị tiểu đường, bạn có thể hỏi bác sĩ cách điều chỉnh thuốc điều trị tiểu đường hoặc nồng độ insulin trong máu.
Trước khi làm phẫu thuật, các cụ vẫn có thể ăn một bữa ăn bình thường vào buổi tối trước đó. Tuy nhiên, các cụ tuyệt đối không nên ăn hoặc uống, nhai bất cứ thứ gì sau 12 giờ đêm trước khi làm phẫu thuật, bao gồm kẹo cao su, bạc hà, uống nước… Nếu người bệnh phải dùng thuốc, chỉ nên uống thuốc với từng ngụm nước nhỏ. Khi đánh răng, các cụ cũng không được nuốt bất kỳ ngụm nước nào.
Trước khi cấy ghép máy tạo nhịp tim, người bệnh nên loại bỏ tất cả lớp trang điểm hoặc sơn móng tay (nếu có), và chỉ chọn những bộ quần áo mặc thoải mái. Nếu người bệnh có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, thì bạn có thể mang theo cho cụ một ngày thuốc để dự trữ. Tuy nhiên, như đã đề cập, người bệnh không nên dùng những loại thuốc này mà không tham khảo trước với ý kiến bác sĩ.
Một loại thuốc sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp người bệnh thư giãn và khiến họ cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, các cụ sẽ không ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cấy thiết bị vào cơ thể để chữa bệnh tim
Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát hoặc kim châm khi bác sĩ tiêm thuốc tê tại chỗ. Ngay sau đó, khu vực này sẽ trở nên tê liệt. Người bệnh có thể cảm thấy co giật khi bác sĩ tạo một túi trong mô dưới da để đặt máy tạo nhịp tim. Khi các dây dẫn đang được kiểm tra, các cụ có thể cảm thấy nhịp tim của mình tăng lên hoặc tim đập nhanh hơn. Các cụ có thể cho bác sĩ biết những triệu chứng đang cảm thấy. Nếu người bệnh cảm thấy đau, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức để được điều chỉnh kịp thời. Thông thường, quy trình cấy máy tạo nhịp tim có thể kéo dài từ 2 đến 5 tiếng.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh được tiến hành chụp X-quang ngực để kiểm tra phổi và vị trí của máy tạo nhịp tim và các dây dẫn. Trước khi người bệnh được xuất viện, màn hình Holter sẽ được tháo ra và kết quả sẽ được cung cấp cho bác sĩ để theo dõi thêm.
Người lớn tuổi có thể cảm thấy khó chịu tại vị trí cấy máy tạo nhịp tim trong 48 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết những loại thuốc có thể dùng để giảm đau. Ngoài ra, người bệnh nên thông báo cho các bác sĩ hoặc y tá biết nếu các triệu chứng đau kéo dài hoặc dần trở nên nghiêm trọng.
Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim tuy không phổ biến, nhưng người bệnh vẫn có thể gặp một số trường hợp như:
>>> Bạn có thể quan tâm: Các bệnh về tim ở người cao tuổi không phải ai cũng biết
Nếu phát hiện có những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng máy tạo nhịp tim, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra ngay. Trong trường hợp máy vẫn hoạt động tốt, người bệnh cần đi tái khám định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!