Viêm phổi cấp là căn bệnh phổ biến và có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh cấp tính. Vậy, viêm phổi cấp tính là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh
Viêm phổi cấp là căn bệnh phổ biến và có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh cấp tính. Vậy, viêm phổi cấp tính là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu căn bệnh này, mời bạn cùng tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau!
Viêm phổi cấp tính là một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn (phế cầu, haemophilus influenzae, tụ cầu, vi khuẩn không điển hình) hoặc ký sinh trùng tấn công vào hệ hô hấp, mà cụ thể là phế nang phổi.
Vậy viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không? Viêm phổi cấp khởi phát và chuyển biến rất nhanh (cấp tính) và có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi; suy hô hấp nặng; viêm màng ngoài tim nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm phổi là bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ 4 trong số 10 bệnh lý có nguy cơ tử vong cao nhất (theo WHO – 2012). Trong số đó, người bệnh trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ 90%. Bên cạnh đó, bệnh còn nguy hiểm bởi các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường nhưng sẽ chuyển biến nhanh chỉ trong vòng vài ngày và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính thường liên quan đến đường hô hấp. Chúng có thể bao gồm:
Ngoài ra, các triệu chứng không liên quan đến hệ hô hấp cũng có thể xuất hiện như:
Nếu đến đây bạn vẫn còn băn khoăn viêm phổi cấp có nguy hiểm không, có thể gây ra các triệu chứng gì? Câu trả lời là đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị khó thở nghiêm trọng, sốt cao nhiều ngày kèm theo run rẩy, đau tức ngực, ho ra máu, tím tái do thiếu oxy và cần được cấp cứu kịp thời.
Vậy trẻ mắc viêm phổi cấp có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc căn bệnh này thường sốt hoặc hạ thân nhiệt, ho, bỏ bú/ bỏ ăn, nôn trớ, quấy khóc, thở nhanh, khó thở và mệt mỏi.
Nguyên nhân viêm phổi cấp tính là gì? Một số nguyên nhân gây viêm phổi cấp có thể kể đến như:
Nhiều người thường thắc mắc ngoài các nguyên nhân kể trên thì các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi cấp tính là gì? Về cơ bản, viêm phổi cấp là một căn bệnh mà bất cứ người nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh viêm phổi cấp được chẩn đoán như thế nào? Viêm phổi cấp rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm phổi cấp dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải như: ho, sốt, đau ngực, khó thở…. Sau đó, họ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng nếu có, thói quen sinh hoạt (hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi…)
Bác sĩ cũng nghe phổi để xem có những tiếng ran trong phổi gợi ý tình trạng viêm phổi cấp và đánh giá sơ bộ mức độ viêm phổi nặng hay nhẹ.
Ngoài ra, để việc chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết như sau:
Cách chữa bệnh viêm phổi cấp tính sẽ tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, mục tiêu chung vẫn là chữa khỏi nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho tình trạng viêm phổi cấp do vi khuẩn, thuốc kháng virus nếu nguyên nhân là do virus hoặc thuốc kháng nấm trong trường hợp bệnh do nấm gây ra.
Thuốc giảm triệu chứng bao gồm thuốc ho, thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38 độ C, giảm đau.
Bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng hoặc có dấu hiệu của biến chứng, bắt buộc phải nhập viện và điều trị.
Bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bởi có thể gây kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, hãy nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ nhằm sớm lấy lại sức khỏe.
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm phổi cấp? Bạn có thể phòng ngừa viêm phổi cấp bằng các biện pháp sau đây:
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi cấp, cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!