backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Giãn phế quản có nguy hiểm không? Các biến chứng nghiêm trọng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/06/2021

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Các biến chứng nghiêm trọng

    Giãn phế quản có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe đến tên căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này. Giãn phế quản là tình trạng phế quản ở phổi bị tổn thương và giãn rộng. Bệnh có thể chưa gây ra triệu chứng nguy hiểm trong giai đoạn đầu nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

    Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?’ và các biến chứng của căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

    Giãn phế quản có gây tác động nguy hiểm đến đường thở không?

    Khi bạn thở, không khí từ bên ngoài di chuyển vào trong phổi thông qua các đường dẫn khí được gọi là phế quản. Giãn phế quản là tình trạng xảy ra khi thành đường thở (phế quản) bị dày lên và chịu những tổn thương không thể phục hồi. 

    Khi bị tổn thương nặng, các phế quản không còn khả năng đào thải dịch tiết và chất nhầy như bình thường, do đó chất nhầy sẽ tích tụ và trở thành nơi sản sinh của các vi sinh vật. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và từ đó gây hại thêm cho đường hô hấp. 

    Cuối cùng, tình trạng giãn phế quản gây hình thành các túi khí quản không đều, dẫn đến suy giảm chức năng phổi theo thời gian. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? 4 biến chứng nghiêm trọng của bệnh

    Các tổn thương ở phổi liên quan đến giãn phế quản sẽ tồn tại vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng giãn phế quản nghiêm trọng và cần phải được điều trị khẩn cấp, bao gồm:

    1. Ho ra máu

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Ho ra máu là biến chứng giãn phế quản

    Một biến chứng giãn phế quản hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng là ho ra một lượng máu lớn. Đường thở bị tổn thương có thể khiến một số mạch máu trở nên mỏng hơn. Mạch máu cung cấp máu cho phổi có nhiều khả năng bị vỡ ra và gây chảy máu từ phổi. Đây được gọi là chứng ho ra máu.

    Các triệu chứng của tình trạng này, bao gồm:

    • Ho ra hơn 100ml máu trong vòng 24 giờ
    • Khó thở do máu làm tắc nghẽn đường thở
    • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, da xanh xao do mất máu nhanh và nhiều

    Ho ra máu ồ ạt có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải được nhập viện để cấp cứu khẩn cấp. Bác sĩ có thể cần phải đặt một ống thông vào cổ họng của người bệnh để giúp họ thở. Ngoài ra, một thủ thuật gọi là thuyên tắc động mạch phế quản sẽ được thực hiện để cầm máu.

    2. Giãn phế quản có nguy hiểm không? Bệnh có thể gây suy hô hấp

    Khi bệnh giãn phế quản tiến triển nặng có thể dẫn đến suy hô hấp. Suy hô hấp là tình trạng xảy ra khi không có đủ oxy đi từ phổi vào máu. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện nếu phổi không thể loại bỏ carbon dioxide (một loại khí thải cần thiết) ra khỏi máu đúng cách.

    Suy hô hấp khiến người bệnh khó thở nghiêm trọng, thở nhanh và luôn có cảm giác không thể hít đủ không khí. Trong trường hợp nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: da tái nhợt hoặc xanh xao, mệt mỏi và buồn ngủ. Bác sĩ có thể cần áp dụng liệu pháp oxy hoặc CPAP (thở bằng máy áp lực dương liên tục) để cải thiện tình trạng này cho bệnh nhân.

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Bệnh giãn phế quản gây suy hô hấp

    3. Xẹp phổi

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu giãn phế quản không được điều trị kịp thời thì chất nhầy sẽ trở nên đặc và chặn toàn bộ đường thở, dẫn đến tình trạng một phần phổi có thể bị xẹp. Xẹp phổi là tình trạng một hoặc nhiều vùng phổi bị xẹp xuống hoặc không thể phồng lên đúng cách. Biến chứng xẹp phổi do giãn phế quản sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Nhịp tim và nhịp thở có thể tăng lên, đồng thời da và môi hơi tái xanh. 

    Tình trạng xẹp phổi có thể được điều trị và kiểm soát bằng nhiều phương pháp như áp dụng các bài tập thở, dùng thuốc, sử dụng thiết bị thở hoặc phẫu thuật.

    4. Suy tim

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Nếu tình trạng giãn phế quản tiến triển nặng và làm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của đường hô hấp, nó có thể gây suy tim. Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

    Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là khó thở, mệt mỏi và sưng ở mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, bụng hoặc tĩnh mạch ở cổ. Suy tim trầm trọng có thể làm người bệnh khó thở và dẫn đến tử vong.

    Giãn phế quản có nguy hiểm không? Giãn phế quản gây suy tim

    Làm sao để phòng ngừa biến chứng do giãn phế quản?

    Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi lối sống hàng ngày để tránh làm trầm trọng hơn các tổn thương ở phổi và đường hô hấp. Điều này cũng góp phần giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh giãn phế quản tiến triển nặng hơn. Sau đây là một số điểm bạn cần lưu ý:

    • Kiểm tra xem bản thân đã tiêm phòng các bệnh sởi, ho, gà, cúm, viêm phổi hay chưa và tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành tiêm phòng theo chỉ định.
    • Tránh xa các chất độc hại trong không khí có thể gây hại cho phổi, chẳng hạn như khói thuốc lá, khí độc…
    • Khi xuất hiện triệu chứng bị nhiễm trùng phổi phải điều trị ngay lập tức.
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Uống đủ nước và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
    • Bỏ hút thuốc lá và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

    Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? Hiểu rõ về căn bệnh này, bạn sẽ có cách nhận biết, phòng ngừa và thăm khám kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 30/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo