Cảm lạnh là bệnh phổ biến tới mức ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời, nhất là vào mùa lạnh. Mặc dù tưởng như đơn giản nhưng nhiều người mãi không khỏi dứt điểm được căn bệnh này. Vì vậy mà câu hỏi bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi nhận được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là đối tượng người già hay trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu kém còn dễ bị tấn công khiến cho đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng nề hơn.
Cùng đi tìm lời giải đáp bị cảm thì nên làm gì và cách điều trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả nhé!
Bị cảm lạnh nên làm gì?
1. Sử dụng thuốc đúng cách
Bị cảm lạnh nên làm gì thì điều đầu tiên nhiều người lựa chọn chính là dùng thuốc. Một số nhóm thuốc thường dùng khi bị cảm lạnh gồm có:
- Thuốc kháng histamin: hiệu quả trong các trường hợp người bệnh bị hắt hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi. Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin thế hệ cũ như clorpheniramin thường làm bạn buồn ngủ, nên hạn chế lái xe hay vận hành máy móc trong lúc dùng thuốc.
- Thuốc xịt thông mũi: thường gặp với thành phần là pseudoephedrine, ephedrine hoặc phenylephrine sẽ giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và khó thở khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc thông mũi vì chúng có khả năng gây phụ thuộc thuốc (hay còn gọi là nghiện thuốc).
- Thuốc trị ho: giảm cơn ho khan, giúp bạn dễ chịu hơn và hạn chế mất ngủ do ho về đêm.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: thường dùng là paracetamol hay ibuprofen.
Lưu ý, trẻ dưới 6 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
2. Bị cảm lạnh nên làm gì? Nước muối sinh lý là trợ thủ đắc lực
Ngoài dùng thuốc cũng có nhiều mẹo hay để chữa cảm lạnh, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và tăng sức đề kháng.
Mũi, họng và khoang miệng là các bộ phận dễ mang theo vi khuẩn, virus và các tác nhân kích ứng khác vào trong hệ thống hô hấp. Do đó, ngay khi chưa bị cảm lạnh, bạn cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho các bộ phận này.
Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân bị cảm lạnh, kể cả trẻ nhỏ nên áp dụng cách trị cảm lạnh tại nhà là rửa mũi với nước muối sinh lý thường xuyên. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm lỏng chất nhầy khô ở đường mũi và phổi; từ đó giúp giảm nghẹt mũi, khó thở.
Ngoài ra, cách chữa cảm lạnh cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi là có thể dùng nước mũi sinh lý để súc miệng nhằm giúp giảm đau hoặc ngứa cổ họng.
3. Bị cảm lạnh nên ăn uống gì? Thức ăn, nước uống giúp bạn giải cảm hiệu quả
- Trái cây giàu vitamin C giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, bổ sung vitamin C có ý nghĩa giúp phòng ngừa cảm lạnh nhiều hơn là điều trị.
- Tỏi, hành, hẹ hay còn gọi là các loại thực vật kháng khuẩn được chứng minh có khả năng làm giảm triệu chứng cảm lạnh bằng cách tiêu diệt virus, tăng đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, bị cảm lạnh nên làm gì thì đừng bỏ qua những gia vị này trong bữa ăn hằng ngày.
- Mật ong cũng là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp chống lại nhiễm trùng đường hô hấp và làm dịu cổ họng; giúp giảm đau họng, giảm ho. Tác dụng này sẽ tốt hơn khi uống cùng với nước nóng hay trà nóng. Tuy nhiên cần lưu ý không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Uống nhiều nước ấm, ăn súp nóng chẳng hạn như súp gà, cháo hành hoa tía tô là một phương pháp chữa cảm lạnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ đủ nước cho cơ thể vì ngoài để giúp ngăn ngừa mất nước khi có sốt, uống nước còn giúp làm loãng chất đờm nhầy, thông thoáng cổ họng.
4. Bị cảm lạnh nên làm gì? Áp dụng một số mẹo chữa cảm lạnh
- Duy trì độ ẩm trong phòng là điều mà ít người nghĩ tới khi tìm hiểu bị cảm lạnh nên làm gì nhưng nó lại rất hiệu quả. Vì không khí ẩm sẽ làm ẩm niêm mạc mũi và thông thoáng khoang mũi họng hơn. Bạn có thể trang bị máy tạo độ ẩm hay máy phun sương bổ sung độ ẩm cho phòng ngủ hay đặt một chậu nước ở trong phòng.
- Bài thuốc chữa cảm lạnh dễ thực hiện tại nhà bằng cách cho gừng và tía tô cùng 300ml nước, đun với lừa nhỏ trong 20 phút. Tiếp tục cho đường vào khuấy đều rồi đổ ra bát uống khi còn ấm nóng. Bài thuốc này giúp làm làm chứng cảm lạnh gây đau đầu ho, sốt ,và chảy nước mũi…
- Nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, ít nhất 8 – 10 tiếng vào ban đêm để nạp lại năng lượng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Người bị cảm lạnh không nên làm gì khi có dấu hiệu bị cảm?
Bị cảm lạnh không hề dễ chịu chút nào, do đó, mọi người đều mong muốn tìm kiếm những cách chữa cảm lạnh nhanh nhất, từ đó mà dễ dàng dẫn đến nhiều cách sai lầm. Vì vậy, bên cạnh bị cảm lạnh nên làm gì, bạn cũng cần quan tâm đến những điều không nên làm như:
1. Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong trường hợp bạn bị cảm lạnh vì đây là tình trạng đường hô hấp bị virus tấn công và kháng sinh thì không giúp tiêu diệt được virus. Ngược lại, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn làm tăng khả năng kháng kháng sinh của cơ thể.
2. Bị cảm lạnh có nên dùng kẽm?
Kẽm được một số nghiên cứu chứng minh tác dụng rút ngắn thời gian cảm lạnh ở người bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Mặt khác, kẽm cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ có hại cho cơ thể nên tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
3. Những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khác
Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống không lạnh mạnh cần nên hạn chế, kể cả khi bạn không bị cảm lạnh vì chúng đều không có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Ăn uống các loại đồ ăn thức uống có nhiều cafein và đường như trà, cà phê, socola,…
- Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá vì thành phần khói thuốc sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi, họng khiến cho viêm bị kích thích và nặng nề hơn.
- Vận động nặng nhọc khi bị cảm, tiêu hao quá nhiều năng lượng của cơ thể.
- Thức quá khuya và không nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh lưu tâm đến việc bị cảm lạnh nên làm gì và không nên làm gì, bạn cũng cần giảm nguy cơ lây cảm lạnh cho những người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, che mặt khi hắt hơi, mang khẩu trang, không dùng chung dụng cụ ăn uống hay khăn tắm. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc có xu hướng xấu đi, hoặc nghiêm trọng cần phải thăm khám ngay nhé!
[embed-health-tool-bmi]