backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 26/04/2021

    Tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên

    Có rất nhiều ý kiến trái chiều về những tác hại của bụi phấn. Nhiều người cho rằng khi hít phải bụi phấn, nó hoàn toàn vô hại vì không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bụi phấn tích tụ lâu ngày trong hệ thống hô hấp thì đó lại là một vấn đề hoàn toàn đáng chú ý.

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

    Thành phần của phấn viết bảng có độc không?

    Viên phấn sử dụng trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat, một dạng đá vôi tự nhiên. Phương pháp truyền thống của việc tạo phấn trắng là tạo ra một loại bột sét có chứa canxi cacbonat và cho nó vào khuôn phấn. Phấn này thường dễ viết trên bảng phiến nhưng nó cũng tạo ra một lượng bụi đáng kể bay trong không khí xung quanh. Phấn viết bảng có độc không? Chính những thành phần này gây ra những vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe con người.

    Tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe giáo viên

    Nghề nhà giáo là một trong những ngành nghề tiếp xúc nhiều với bụi phấn. Khi giảng bài, thầy cô thường nói to rõ để các học sinh có thể tiếp thu, vì thế bụi phấn rất dễ bay vào khoang miệng, vào mũi và có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản…

    Khi bị viêm nhiễm lâu, sức đề kháng của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm đi. Kết quả là, khi các vi khuẩn lao tấn công cơ thể thì nguy cơ mắc lao phổi sẽ cao hơn, đồng thời tác hại của bụi phấn gây nên những căn bệnh vô cùng nghiêm trọng, cụ thể như sau:

    Viêm mũi dị ứng

    Viêm mũi dị ứng là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng).

    Viêm xoang

    Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và viêm một hoặc nhiều xoang do xoang bị tắc nghẽn. Viêm xoang xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 4 tuần) – viêm xoang cấp tính. Một trường hợp khác là viêm xoang có thể kéo dài (khoảng hơn 3 tháng) và lặp đi lặp lại gọi là viêm xoang mạn tính.

    Viêm phế quản

    Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

    Viêm phế quản có hai loại gồm:

    Viêm khí phế mạc cấp tính: tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần.

    Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

    Thầy cô nên sử dụng loại phấn nào trong việc giảng dạy để giảm bớt tác hại của phấn viết bảng?

    Hiện nay, phấn không bụi được sản xuất và bán trên thị trường rất nhiều. Phấn không bụi này tạo ra một dạng bụi, nhưng các hạt bụi nặng hơn nhiều và có xu hướng rơi trực tiếp xuống sàn thay vì bay trong không khí. Tuy hạn chế được bụi bay trong không khí nhưng các thầy cô cũng nên tránh tiếp xúc tay với những nơi nhiều bụi vì có thể khi chưa rửa tay, chúng ta vô tình chạm vào mặt, mũi hay miệng.

    Đã có nhiều ca từ miêu tả những khổ cực, lo toan cũng như sự tận tâm của từng người thầy, người cô. Bên cạnh đó, hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết, để có được tương lai cho học trò mình, thầy cô đã phải hàng ngày đứng bên bục giảng, quen dần với bảng đen phấn trắng và những hạt bụi phấn cứ rơi đều theo thời gian. Để gợi lại lòng tri ân đối với những người lái đò ngày nào, 20/11 là dịp để chúng ta nhắc nhớ nhau rằng bụi phấn không chỉ làm tóc thầy thêm bạc mà còn làm sức khỏe của cô ngày một yếu đi. Hãy dành những lời tri ân chân thành nhất đến với thầy cô của mình bạn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 26/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo