backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng & thuốc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 21/09/2023

Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng & thuốc

Ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30–79 trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, hầu hết sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 46% số đó không biết mình mắc bệnh, làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch.

Vậy, làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu cao huyết áp? Đâu là cách điều trị, kiểm soát cũng như phòng ngừa tình trạng trên tốt nhất? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là gì?

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120/80mmHg. Tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Các phân độ tăng huyết áp

Theo Bộ Y tế Việt Nam, cao huyết áp được chia thành các giai đoạn như sau:

1. Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 129mmHg và tâm trương từ 80 – 84mmHg.

2. Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu dao động từ 130 – 139mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg.

3. Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dao động từ 90 – 99mmHg.

4. Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 160 – 179mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109mmHg.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp cao là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp cao là gì

Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào mặc dù tình trạng đã khá nghiêm trọng.

Những người bị huyết áp rất cao (thường là 180/120 hoặc cao hơn) có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mờ mắt hoặc các thay đổi thị lực khác
  • Sự lo lắng
  • Lú lẫn
  • Ù tai
  • Chảy máu cam
  • Nhịp tim bất thường.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu đo huyết áp nhiều lần thấy chỉ số cao hoặc khi gặp bất kì triệu chứng nào nghi ngờ do huyết áp rất cao gây ra.

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ. Trong quá trình khám, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp của bạn. Hãy đến cơ sở y tế để đo huyết áp ít nhất hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 18. Nếu bạn từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 18 đến 39 tuổi và có nguy cơ cao bị huyết áp cao, hãy kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đo thường xuyên hơn nếu bị huyết áp cao hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây huyết áp cao là gì?

cao huyết áp là gì

Có hai loại tăng huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:

  • Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, tăng huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Cao huyết áp thứ cấp: là hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc uống rượu quá mức.

người bị béo phì

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao?

Những điều làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao bao gồm:

  • Lớn tuổi
  • Có tiền sử gia đình bị huyết áp cao
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không hoạt động thể chất 
  • Chế độ ăn nhiều muối
  • Uống quá nhiều rượu

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp bằng cách nào?

chữa huyết áp cao

Máy đo huyết áp là thiết bị dùng để chẩn đoán tình trạng huyết áp. Thiết bị này gồm một dải cao su bơm hơi được đặt xung quanh cánh tay bạn khi đo huyết áp. Thông thường, bác sĩ sẽ đo huyết áp 2-3 lần ở cả hai cánh tay và khoảng 3 lần khác nhau trước khi chẩn đoán bệnh huyết áp cao.

Dạng tăng huyết áp phổ biến ở những người trên 60 tuổi là cao huyết áp tâm thu đơn độc, huyết áp tâm thu cao (lớn hơn 140 mmHg) trong khi đó huyết áp tâm trương bình thường (ít hơn 90 mmHg).

Những phương pháp dùng để điều trị huyết áp cao là gì?

Tùy thuộc vào tình trạng tăng huyết áp cũng như các bệnh liên quan, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị huyết áp cao như các thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế men chuyển, ARB, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế Renin…

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh tăng huyết áp?

tập thể dục

 Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Bị cao huyết áp nên ăn gì?

Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn có thể chọn các thực phẩm giúp hỗ trợ chữa huyết áp cao như: các loại rau lá xanh như rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng…; việt quất, củ dền, sữa chua, chuối, cá béo…

Tìm hiểu thêm tại: Cao huyết áp nên ăn gì? 12 “thần dược” không thể bỏ qua!

Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Các loại trái cây bạn nên ăn gồm:

  • Chuối
  • Dưa hấu
  • Lựu
  • Kiwi…

Tìm hiểu thêm tại: Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Cao huyết áp không nên ăn gì?

Những thực phẩm người bệnh huyết áp cao không nên ăn gồm:

  • Muối
  • Thịt nguội
  • Dưa muối
  • Thực phẩm đóng hộp
  • Đường
  • Thức uống có cồn…

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 21/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo