backup og meta

Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì? Các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh

Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì? Các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh

Bệnh lao phổi được coi là bệnh truyền nhiễm, vì nó có thể lây từ người sang người nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi là gì, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Để hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi, có cách phòng ngừa cho mình và những người xung quanh. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M tuberculosis) gây ra. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu hít phải những giọt không khí chứa vi khuẩn lao được phát tán thông qua việc ho hoặc hắt hơi của người bị bệnh. Nếu xung quanh bạn có người bị lao, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc đông đúc thì tỷ lệ nhiễm trùng phổi do lao sẽ cao. Tuy nhiên, lao không dễ lây như cúm hay cảm lạnh, bạn phải tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian khá dài, khoảng vài giờ mới lây bệnh. 

Lao tiềm ẩn

Không phải cứ nhiễm trùng phổi là sẽ có triệu chứng lao phổi. Ở hầu hết người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có khả năng tiêu diệt lượng vi khuẩn nhất định, nhưng vẫn có lượng nhỏ vi khuẩn lao trú ngụ trong phổi mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. 

Tình trạng này được gọi là lao tiềm ẩn và không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, có một số người, sau một thời gian, vi khuẩn lao có cơ hội phát triển và tái hoạt động. 

nguyên nhân bệnh lao phổi là gì

Khi nào lao tiềm ẩn trở thành hoạt động?

Chỉ có 10% người bệnh lao tiềm ẩn phát triển bệnh lao hoạt động. Chỉ khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, vi khuẩn có sẵn từ trước tái hoạt động trở lại và gây triệu chứng, thường sau khi mắc lao tiềm ẩn một vài năm. Cũng có một số ít người hệ miễn dịch kém nên từ lần đầu nhiễm trùng phổi, vi khuẩn đã lắng đọng trong phổi và phát triển nhanh chóng, gây triệu chứng bệnh trong vài ngày cho đến vài tuần.

Lúc này, bệnh sẽ lây cho người khác.

Những người có nguy cơ mắc bệnh lao đang hoạt động cao nhất là những người có hệ miễn dịch kém, bao gồm:

  • Người bị nhiễm HIV / AIDS
  • Người bệnh tiểu đường
  • Người bị bệnh thận nặng
  • Người bị ung thư
  • Người đang điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị liệu
  • Người cấy ghép nội tạng
  • Người có bệnh tự miễn đang điều trị như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohnbệnh vẩy nến
  • Người suy dinh dưỡng hoặc trọng lượng cơ thể thấp
  • Trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Sử dụng rượu bia quá mức khiến hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng ma túy và các chất kích thích khác còn làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong vì bệnh.

nguyên nhân bệnh lao phổi và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân bệnh lao phổi trở nên kháng thuốc

Lao phổi ngày càng trở nên nguy hiểm hơn vì sự gia tăng của các chủng kháng thuốc. Theo thời gian, một số vi khuẩn lao biến đổi để không bị tiêu diệt bởi thuốc. Nguyên nhân khiến bệnh lao phổi kháng thuốc là do bệnh nhân không hoàn thành đúng, đủ phác đồ điều trị lao.

Hiện nay còn kháng sinh nhóm fluoroquinolones, thuốc tiêm amikacin và capreomycin là ít bị đề kháng bởi vi khuẩn lao nhất.

Hiểu được nguyên nhân bệnh lao phổi, phòng ngừa lây lan

Sau khi biết được nguyên nhân bệnh lao phổi, chúng ta cũng nên biết cách phòng ngừa bệnh như thế nào cho hiệu quả nhất. Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay cả đối với ai đã từng tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh.

Đầu tiên, để phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh lao phổi, hãy tiến hành xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao định kỳ cho những người có miễn dịch yếu, nguy cơ mắc bệnh cao vừa được đề cập ở trên. Những người vừa tiếp xúc với người bị lao cũng nên kiểm tra càng sớm càng tốt.

nguyên nhân bệnh lao phổi và cách phòng ngừa

Tiếp theo, nếu bạn được chẩn đoán bị nhiễm trùng lao tiềm ẩn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao hoạt động. Còn nếu không may bạn bị bệnh lao hoạt động thì hãy tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa khả năng lây truyền bệnh lao phổi cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, những người bị lao phổi nên hạn chế ra đường, tự cách ly với người thân trong gia đình, không dùng chung đồ cá nhân, nhất là trong vài tuần đầu tiên tiến hành điều trị. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài hoặc khi tiếp xúc gần với người khác thì hãy luôn mang khẩu trang để giảm nguy cơ làm lây truyền bệnh. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy để che chắn, sau đó, cho khăn giấy bẩn vào túi, buộc kín và vứt đi một cách an toàn.

Cuối cùng, hãy tạo một không gian thông thoáng tại nơi sinh sống, ăn uống đầy đủ và tuân thủ quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối tránh việc tự ý ngưng điều trị khiến vi khuẩn lao có cơ hội phát triển và gây bệnh lao kháng thuốc. Lao kháng thuốc sẽ rất khó điều trị.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân bệnh lao phổi và cách phòng ngừa hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pulmonary tuberculosis. https://medlineplus.gov/ency/article/000077.htm. Ngày truy cập: 15/07/2021

Tuberculosis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250. Ngày truy cập: 16/07/2021

Causes-Tuberculosis (TB). https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb/causes/. Ngày truy cập: 16/07/2021

Tuberculosis. https://familydoctor.org/condition/tuberculosis/. Ngày truy cập: 16/07/2021

[The causes of death of pulmonary tuberculosis: late sequelae of pulmonary tuberculosis]. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10028811/. Ngày truy cập: 16/07/2021

Learn About Tuberculosis. https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/tuberculosis/learn-about-tuberculosis. Ngày truy cập: 16/07/2021

Phiên bản hiện tại

16/07/2021

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

13 liệu pháp thảo mộc hữu ích cho bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao hạch có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 16/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo