backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 08/09/2021

    Công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm

    Tỏi ngâm với mật ong sẽ lên men, tạo thành một hỗn hợp chống cảm lạnh và cúm. Hỗn hợp này cũng được dùng để thêm hương vị cho nhiều món ăn. Công thức tỏi ngâm mật ong thực ra rất đơn giản, Hello Bacsi sẽ mách bạn làm tại nhà.

    Công dụng của tỏi và mật ong

    Mật ong và tỏi đều là hai chất kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng ở miệng và cổ họng.

    Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, là chất giảm ho tự nhiên, làm dịu cơn đau họng, tốt cho tiêu hóa. Tỏi bao gồm các vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như phốt pho, magiê, iốt. Tỏi tươi có acillin chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi chứa aliin, glucogen và các thành phần khác chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, sát trùng.

    Bạn có thể tham khảo thêm:  Liệu tỏi luôn luôn có nhiều lợi ích sức khỏe như lời đồn/p>

    Tỏi giàu chất oxy hóa, khôi phục hoạt động của các tế bào, nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol trong máu. Người ta dùng tỏi để chữa nhiều bệnh như đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, tim mạch, tiểu đường, thấp khớp.

    Nhiều người biết được công dụng tuyệt vời của mật ong và tỏi (đặc biệt là tỏi sống) đối với sức khỏe nên rất muốn thêm các nguyên liệu này vào món ăn hàng ngày. Nhưng thực sự là tỏi sống rất khó ăn. Công thức tỏi ngâm mật ong vừa giúp bảo quản được lâu cả hai nguyên liệu tốt cho sức khỏe, vừa giúp nhiều người ăn được tỏi dễ dàng hơn. Ưu điểm nổi bật nhất của công thức tỏi ngâm mật ong chính là nó không những không làm mất đi mà còn kết hợp được các thành phần có lợi cho sức khỏe bên trong hai loại nguyên liệu này.

    công thức tỏi ngâm mật ong 2

    Những lúc mới chớm bệnh, cảm thấy các dấu hiệu của bệnh cảm cúm thì ăn 1-2 tép tỏi ngâm mật ong mỗi ngày sẽ phòng chống bệnh hiệu quả, giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

    Tỏi ngâm mật ong là hỗn hợp rất công hiệu trong việc chống lại vi khuẩn, vi rút, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Có thể xem đây là một phương thuốc phòng ngừa và điều trị cảm cúm cho mùa đông hay các mùa mà bệnh về đường hô hấp lây lan. Công thức tỏi ngâm có thể tùy biến, nhưng đều tương đối đơn giản.

    Hướng dẫn làm tỏi ngâm mật ong

    Nguyên liệu và dụng cụ

    • Tỏi (sử dụng tỏi thường hoặc các loại tỏi khác như tỏi cô đơn)
    • Mật ong nguyên chất
    • Hũ thủy tinh có nắp kín, kích thước phù hợp để đựng mật ong và tỏi ngâm trong đó

    Thực hiện

  • Tỏi lột vỏ và sửa sạch rồi cho vào hũ, sau đó đổ mật ong vào. Mật ong không nên cho quá nhiều hay quá ít. Tốt hơn hết là cho mật ong vào vừa đủ ngập phần tỏi, các tép tỏi hơi nổi lên so với đáy hũ một ít.công thức tỏi ngâm mật ong 3
  • Hỗn hợp tỏi – mật ong chiếm khoảng 3/4 thể tích hũ thì vừa đẹp, sẽ tốt hơn là để hỗn hợp dâng lên đầy sát nắp. Đóng nắp hũ lại.
  • Ghi chú: Công thức tỏi ngâm mật ong có thể thay đổi linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng. Nếu bạn thích hỗn hợp có nhiều mật ong hơn tỏi trong thành phẩm thì vẫn được, chỉ cần hòa thêm ít nước vào hỗn hợp để bắt đầu quá trình lên men.

    Trong vòng vài ngày, bạn sẽ thấy hình thành bong bóng khí trong hũ. Đây là dấu hiệu của quá trình lên men. Mở hũ ra mỗi ngày sẽ giúp giải phóng carbon dioxit dư thừa. Nếu quá trình lên men không bắt đầu, bạn hãy thử thêm 1 hoặc 2 thìa nước vào hỗn hợp rồi trộn đều.

    Nếu có thể, mỗi ngày hoặc vài ngày một lần, bạn mở nắp khuấy đều hỗn hợp hoặc dốc ngược hũ xuống (với điều kiện nắp hũ kín để hỗn hợp không bị rỉ ra ngoài). Làm như vậy để đảm bảo mật ong phủ đều các tép tỏi.

    Quá trình lên men sẽ tiếp diễn và sau đó dần chậm lại. Hỗn hợp càng để lâu thì bạn sẽ thấy quá trình sủi bọt ngừng lại, lớp mật ong loãng đi và sậm màu hơn, tép tỏi chìm xuống đáy bình.

    công thức tỏi ngâm mật ong 4

    Ăn hỗn hợp tỏi ngâm mật ong sau 3 tháng là ngon nhất. Bạn có thể yên tâm bảo quản hỗn hợp ngâm này trong vòng nhiều năm ở nơi râm mát, tại nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng.

    Mẹo xử lý sự cố khi làm hỗn hợp lên men tỏi ngâm mật ong

    Công thức tỏi ngâm mật ong trông có vẻ đơn giản, nguyên liệu cũng không hề cầu kỳ, nhưng công cuộc lên men thực phẩm chưa bao giờ dễ dàng.

    Lượng mật ong bên trong hũ chỉ nên vừa đủ để bao phủ đều quanh lớp tỏi. Quá trình lên men diễn ra khi lượng nước trong các tép tỏi được giải phóng và hấp thụ bởi lớp mật ong bao quanh. Nếu bạn cho vào quá nhiều mật ong thì độ ẩm do lượng tỏi tiết ra sẽ không đủ để xúc tác quá trình lên men. Độ ẩm của hỗn hợp cần đạt 18-20% thì mới lên men được. Khi bạn cho nhiều mật ong vào hỗn hợp, công thức tỏi ngâm mật ong lúc này cần có chút thay đổi, phải thử hòa vào một ít nước để tăng độ ẩm.

    Nếu trong vài ngày sau khi ngâm mà bạn không thấy xuất hiện lớp bong bóng khí thì hãy thử hòa thêm vài thìa nước vào hỗn hợp rồi trộn đều. Cũng như khi chúng ta lên men các loại rau củ khác, phần tỏi cần được giữ ngập trong khối chất lỏng bao quanh để hỗn hợp không bị nấm mốc. Nhưng do tính chất tự nhiên, tỏi sẽ nổi lên trên mật ong. Thường xuyên khuấy đều hỗn hợp và đảo ngược hũ chứa giữ cho lớp mật ong bao phủ đều quanh phần tỏi.

    Một khi quá trình lên men bắt đầu, bong bóng sẽ xuất hiện ngày một nhiều, thậm chí tràn bình. Vậy nên, bạn chỉ nên giữ hỗn hợp ở mức 3/4 thể tích hũ chứa, chừa lại một ít khoảng trống bên trên hũ. Việc mở nắp bình mỗi ngày để trộn đều hỗn hợp cũng giúp giải phóng lượng khí carbon dioxit tích tụ bên trong.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 08/09/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo