backup og meta

Cảm cúm có nên tắm không? Hiểu để tránh bệnh nặng thêm

Cảm cúm có nên tắm không? Hiểu để tránh bệnh nặng thêm

Có nhiều quan niệm cho rằng không nên đi tắm lúc bị ốm do cảm lạnh hay cảm cúm vì sẽ khiến bệnh nặng và kéo dài hơn. Ngoài ra, một số người bị cảm cúm thường có cảm giác ớn lạnh nên sợ khi đi tắm sẽ bị nhiễm lạnh. Vậy, bị cảm cúm có nên tắm không? Cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau!

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus. Bệnh thường có các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau họng, sổ mũi, uể oải, mệt mỏi, ớn lạnh… Hầu hết người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, không quá 1 tuần thì các triệu chứng sẽ tự khỏi. Cách chăm sóc trong thời gian bị cúm là nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, dùng thuốc hạ sốt không kê đơn khi cần và hạn chế tiếp xúc với người khác tránh lây nhiễm. Vậy, khi bị cảm cúm có nên tắm gội không?

Người bị cảm cúm có nên tắm không?

Người bị cảm cúm có nên tắm không?

Câu trả lời là người bị cảm cúm vẫn có thể tắm. Do nếu không tắm, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy da, do đổ mồ hôi khi sốt. Tuy nhiên, việc tắm gội cần thực hiện đúng cách để tránh các triệu chứng bệnh nặng thêm và lâu khỏi.

Bị cảm có nên tắm không? Khi bị ốm do cúm, người bệnh vẫn có thể tắm nhưng chỉ nên tắm với nước ấm để vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Tắm nước ấm, đặc biệt là dưới vòi hoa sen còn đem lại một số lợi ích cho người bệnh cảm cúm, bao gồm:

  • Hơi nước giúp làm loãng dịch nhầy, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi, giúp thông mũi và dễ thở hơn
  • Thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng và loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Nhiệt độ nước ấm thích hợp để người bệnh tắm là khoảng từ 27 – 32 độ C. Nếu cơ thể bạn cảm thấy ớn lạnh hoặc run khi tắm, hãy tăng nhiệt độ nước lên vì đây là dấu hiệu cơ thể đang cố gắng tăng thân nhiệt để điều hòa nhiệt độ trong cơ thể với bên ngoài môi trường.

Người bị cảm cúm có nên tắm không và nên lưu ý gì khi tắm?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, khi mắc cúm người bệnh thường mệt mỏi, chảy nước mũi, hắt xì, đau tai, ngứa họng và ho,.. nên việc tắm lâu, tắm nước lạnh sẽ khiến các triệu chứng bệnh nặng thêm. Vì vậy, người bệnh cúm cũng nên lưu ý khi tắm là:

  • Không tắm gội quá lâu.
  • Không tắm với nước lạnh, vì nước lạnh có tính hàn sẽ khiến cơ thể lâu hạ sốt, các triệu chứng kéo dài thậm chí nặng dần thêm.
  • Nếu bị chóng mặt, đau đầu do cúm thì nên tắm dưới vòi sen và để chế độ phun sương ở tư thế ngồi và massage cơ thể nhẹ nhàng bằng bọt biển.
  • Nhanh chóng lau khô cơ thể ngay sau khi tắm.
  • Đảm bảo phòng tắm kín đáo, tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm có nhiệt độ ấm và dễ chịu.

Bị cảm cúm khi nào không nên tắm?

Cảm cúm có nên tắm không và khi nào thì không nên tắm?

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bị cảm cúm có nên tắm không?”, chúng ta cũng cần biết thêm người bị cúm nên tránh tắm trong các trường hợp sau đây:

  • Không tắm ngay sau khi ăn. Tắm khiến huyết quản nở ra, máu đi đến da và cơ nhiều hơn làm thiếu máu đến cơ quan tiêu hóa. Từ đó, khiến quá trình tiêu hóa kém hiệu quả.
  • Người lớn sốt có được tắm không hay bị cảm sốt có nên tắm không? Không tắm khi xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, ho dữ dội, chóng mặt. Lúc này, người bệnh thiếu năng lượng, thiếu tỉnh táo và sức đề kháng yếu nên đi tắm sẽ rất dễ dẫn đến tình huống nguy hiểm và làm bệnh trở nặng. Mặt khác, khi thân nhiệt đang cao mà tiếp xúc với nước lạnh rất dễ bị sốc nhiệt. Bạn nên đợi khi các triệu chứng thuyên giảm rồi mới nên đi tắm với nước ấm.
  • Bị cảm cúm có nên tắm gội không? Không tắm gội khuya. Ban đêm là thời điểm nhiệt độ hạ thấp, đồng thời, mùa cảm cúm cũng là mùa lạnh. Việc tắm và gội đầu ở thời tiết quá lạnh sẽ dễ gây sốc nhiệt, khiến mạch máu não bị co lại một cách đột ngột và có thể dẫn đến đột quỵ.

Nếu đang tắm mà cảm thấy rét run, hoa mắt, chóng mặt và có cảm giác sắp ngất, nên dừng lại và tìm kiếm sự trợ giúp ngay từ những người xung quanh.

Tắm giải độc có phù hợp với người bệnh cảm cúm không?

Tắm giải độc là phương pháp tắm với muối Epsom kết hợp thêm một số loại tinh dầu. Muối Epsom là một loại muối khoáng tự nhiên, là hợp chất của magie và sulfat. Tắm với muối Epsom được cho là đem lại một số lợi ích như giảm đau đầu, đau cơ, thư giãn, giảm stress, giảm táo bón,…

Vậy, cảm cúm có nên tắm không với muối Epsom? Chưa có bằng chứng khoa học về việc tắm giải độc có tác dụng giải cảm, tuy nhiên, nó có thể giúp giảm một số triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Bên cạnh đó, một số loại tinh dầu như gừng, khuynh diệp, hoa cúc,… được biết đến là có tác dụng thư giãn, giảm đau, thông mũi, đem lại lợi ích cho người bệnh.

Tuy nhiên, một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng muối Epsom ví dụ như viêm da nặng, nhiễm trùng da, vết thương hở, vết bỏng nặng,…

Tóm lại, nếu bạn thắc mắc cảm cúm có nên tắm không thì câu trả lời sẽ là cảm cúm nên tắm nhưng cần phải đúng lúc, đúng cách mới có hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, có nhiều cách khác giúp hỗ trợ giải cảm và giảm các triệu chứng cảm cúm nhanh mà bạn có thể áp dụng! Để hạn chế bị virus cúm xâm nhập, cách tốt nhất chính là tiêm vaccine phòng cúm mùa hàng năm. Hãy tham khảo loại vaccine phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn tại đây nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Influenza (Seasonal). https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal). Ngày truy cập 20/03/2024

6 cách giúp “đánh bay” cảm lạnh và cảm cúm. https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/6-cach-giup-danh-bay-cam-lanh-va-cam-cum. Ngày truy cập 20/03/2024

Bị cúm có nên tắm không? https://trungtamytequan6.medinet.gov.vn/chuyen-muc/bi-cum-co-nen-tam-khong-cmobile16689-133003.aspx. Ngày truy cập 20/03/2024

Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Làm Gì Khi Bị Cảm Lạnh? https://pgdphurieng.edu.vn/bi-cam-cum-co-nen-tam-khong-lam-gi-khi-bi-cam-lanh/. Ngày truy cập 20/03/2024

Should You Take an Epsom Salt Bath? https://health.clevelandclinic.org/7-things-you-probably-didnt-know-about-epsom-salt. Ngày truy cập 20/03/2024

HOME REMEDIES FOR THE COLD AND FLU. https://www.epsomsaltcouncil.org/health/treat-cold-flu-with-epsom-salt/. Ngày truy cập 20/03/2024

Anti-influenza virus activity of essential oils and vapors. https://www.essencejournal.com/pdf/2014/vol2issue1/PartA/8-565.pdf. Ngày truy cập 20/03/2024

Flu Treatment. https://www.cdc.gov/flu/treatment/index.html. Ngày truy cập 05/08/2024

Influenza (flu). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/diagnosis-treatment/drc-20351725. Ngày truy cập 05/08/2024

Flu (Influenza). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4335-influenza-flu. Ngày truy cập 05/08/2024

Flu. https://www.nhs.uk/conditions/flu/. Ngày truy cập 05/08/2024

Phiên bản hiện tại

05/08/2024

Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

10 cách nghĩ sai lầm về bệnh cảm lạnh và cảm cúm bạn hay nghe

Cảm cúm và những dấu hiệu nguy hiểm bạn cần chú ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nguyễn Ngọc Phượng · Ngày cập nhật: 05/08/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo