Việc bạn bị khó ngủ, mất ngủ hay thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại trong một hoặc hai đêm không phải là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo Học viện Y học nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mạn tính và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ ngắn hạn trong khoảng vài ngày, thậm chí là đến 3 tháng. Việc chữa mất ngủ kéo dài tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc.
Sara Nowakowski, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu về giấc ngủ tại trường Đại học Texas Medical Branch ở Galveston, Mỹ, chia sẻ: “Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tình trạng thiếu ngủ có liên quan đến béo phì, đái tháo đường và bệnh tim, thậm chí là bệnh Alzheimer. Các hậu quả khác bao gồm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần và có khả năng gây tai nạn giao thông. Thực tế, giấc ngủ cũng quan trọng như chế độ ăn và các hành vi lối sống khác”.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ, bao gồm:
- Yếu tố vật lý: Thời tiết nóng/lạnh, phòng ngủ quá sáng hay quá ồn ào, chăn nệm quá cứng, giường chật chội…
- Yếu tố tâm lý: Rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần…
- Có bệnh lý: Đau mạn tính, hội chứng mệt mỏi mạn tính, suy tim sung huyết, đau thắt ngực, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson và Alzheimer, cường giáp, viêm khớp, tổn thương não, khối u, đột quỵ
- Thay đổi trong nhịp sinh học: Chuyển đến sống ở nơi có múi giờ khác biệt hay vừa trải qua chuyến bay dài…
- Thay đổi hormone: Estrogen, hormone thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt
- Các yếu tố khác: Ngủ ngáy, nhiễm ký sinh trùng, di truyền, tâm trí hoạt động quá mức, mang thai…
Rất nhiều người bị mất ngủ vì một trong những nguyên nhân trên, nhưng việc điều trị không hiệu quả hoặc điều trị kéo dài gây tốn kém nên thường bỏ dở quá trình chữa trị. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu chuyện điều trị mất ngủ kéo dài do rối loạn lo âu chỉ sau 2 tháng dùng đúng sản phẩm nhé.
Hồi hộp, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi, kéo dài nhưng không biết mình mắc bệnh gì
Chị Phạm Thị Thương, sinh năm 1970, thôn 3, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận kể chị phát hiện mình có các triệu chứng như hồi hộp, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài cách đây khoảng 7 – 8 năm. Ban đầu, chị nhận thấy hai bàn tay bị run, tim đập nhanh, loạn nhịp. Về sau, tim chị đập như đánh trống và cảm giác rất đau. Những cơn đau này diễn ra từng lúc, kèm theo mệt mỏi, vã mồ hôi, đầu óc không tập trung làm được việc gì.
Trong thời gian bị mất ngủ, có nhiều chuyện xảy ra, nhất là chuyện gia đình khiến chị Thương phải suy nghĩ, lo lắng nhiều. Càng về sau, nhịp tim của chị ngày càng rối loạn, mỗi khi có điều gì phải nghĩ ngợi là tim đập mạnh không kiểm soát được. Có những đêm, do thức trắng không ngủ được nên trông chị phờ phạc, da dẻ xám xịt.
Trước đây, chị vốn là người vui vẻ, siêng năng nhưng kể từ khi mất ngủ, chị như bị trầm cảm, lo lắng vô cớ. Nghe ai bị tai nạn, chị cũng lo sợ người trong gia đình cũng bị như thế. Các triệu chứng trên kéo dài khiến chị luôn cảm thấy mệt mỏi quá mức. Do đó, chị hiếm khi ra đường. Ai đến nhà chơi, chị đón tiếp gượng gạo vì mệt và thậm chí là không thể làm việc, kể cả việc nhà, cứ nói đến làm việc là tôi thấy sợ. Thế nên, mọi việc dồn hết cho chồng con chị. Tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, lo âu kéo dài khiến chị từng nghĩ đến chuyện tiêu cực nhưng vì chồng con nên lại cố gắng vượt qua.
Kể từ năm 2013, các triệu chứng của chị Thương có dấu hiệu nặng hơn. Ngoài nhịp tim nhanh, đau nhức cơ bắp, mắt trắng, người mệt mỏi, bần thần, chán nản, chị còn bị ngộp thở, không lúc nào cảm thấy khỏe mạnh cả.
7 năm ròng rã chạy chữa vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục
Chị có đi bệnh viện huyện khám nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh gì và khuyên nên đi khám ở bệnh viện tuyến trên. Sau đó, chị đi khám tại một bệnh ở TP. HCM. Tại đây, sau khi đo điện tim, làm các xét nghiệm liên quan, bác sĩ chẩn đoán chị bị rối loạn lo âu mức độ nhẹ và kê toa thuốc cho chị dùng.
Uống thuốc khoảng hơn nửa năm, các triệu chứng bệnh của chị có giảm nhưng chưa nhiều. Chị luôn cảm thấy mệt mỏi, người vã mồ hôi, tinh thần không ổn định và người cứ ngẩn ngơ.
Khắc phục rối loạn lo âu nhờ kiên trì uống Kim Thần Khang (*)
Trong một lần tình cờ đọc báo, chị đọc được thông tin có nhiều người bị rối loạn lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh dùng Kim Thần Khang đạt kết quả tốt nên liên hệ để được tư vấn và quyết định mua 6 hộp dùng thử. Mỗi ngày chị uống 6 viên chia 2 lần. Dùng đến hộp thứ 3, chị thấy mắt không còn mệt mỏi, đã có tia máu hồng trở lại, tim đỡ hồi hộp.
Sau 1 tháng uống Kim Thần Khang, chị cảm thấy sức khỏe cải thiện rõ: Tim bớt đập mạnh mỗi khi chị lo lắng, tâm trạng cũng cảm thấy thoải mái hơn. Chị duy trì việc uống Kim Thần Khang đến tháng thứ 2 thì thấy người khỏe hẳn, ăn được, ngủ được nên mắt không còn mệt mỏi, gương mặt hồng hào trở lại, môi cũng đỡ thâm đen, tinh thần vui vẻ trở lại. Thấy hiệu quả, chị kiên trì uống sản phẩm này đến nay đã được 6 tháng và không dùng thêm loại thuốc nào khác.
Hiện nay, chị ăn uống ngon miệng và không còn cảm giác chán ăn, ngủ trọn giấc từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau, không thức dậy giữa đêm như trước. Sáng dậy, chị không cảm thấy mỏi mệt, đầu óc thư thái, thoải mái, hết lo sợ vô cớ nên chị tự tin đi ra ngoài gặp gỡ mọi người và trở lại làm những công việc bình thường trước kia. Uống Kim Thần Khang, chị Thương thấy hiệu quả, không quá tốn kém và không có tác dụng phụ nên rất muốn chia sẻ với mọi người.
Vì sao Kim Thần Khang đem lại hiệu quả cho người rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả?
Rối loạn lo âu là một dạng bệnh lý gồm một nhóm các triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của chứng bệnh này có thể rất khác nhau và được phân thành 2 triệu chứng chính:
- Triệu chứng về tâm thần: Khó kiểm soát tâm trạng, lo sợ vô cớ, người bứt rứt, khó chịu, dễ cáu gắt, mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ, giảm khả năng giao tiếp, khó ngủ, ngủ hay giật mình, gặp ác mộng.
- Các triệu chứng thực thể: Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật bao gồm: Hồi hộp, tim đập nhanh, có cảm giác ngộp thở, vã mồ hôi, run, tiêu chảy, khó chịu vùng thượng vị, tay chân không yên, thậm chí là ngất.
Sản phẩm Kim Thần Khang là sự kết hợp của 8 vị thuốc quý với thành phần chính là hợp hoan bì.
- Hợp hoan bì: Đây là vị thuốc có tác dụng an thần, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do các lá cây khép vào khi ban đêm hay khi trời mưa, xòe ra khi mặt trời chiếu vào nên tại Nhật Bản, cây hợp hoan được gọi là “cây ngủ”, Trung Quốc gọi là “cây hạnh phúc”.
Để đạt hiệu quả tốt, ngoài hợp hoan bì, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của 7 thành phần khác:
- Uất kim (nhánh của củ nghệ) giúp giải trầm uất, giảm suy nghĩ nhiều.
- Viễn chí (rễ phơi khô của cây tiểu thảo lá nhỏ) có công dụng giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
- Toan táo nhân (nhân phơi hay sấy khô của quả táo chua), ngũ vị tử: Giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, ngủ sâu.
- Hồng táo: Giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.
- Vitamin PP, Soy lecithin (vỏ hạt đậu nành): Giúp tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.
>>> Bạn có thể xem thêm ý kiến đánh giá của PGS. TS. Dương Trọng Hiếu về tác dụng của Kim Thần Khang trong hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài tại đây.
Để được tư vấn về sản phẩm Kim Thần Khang cùng những thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng lo âu, mất ngủ, trầm cảm, hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6105 hoặc (Zalo/Viber) 090 220 7739.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Quan Lan/HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmi]