backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

9 lợi ích tinh dầu sả chanh và cách làm tinh dầu sả tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 13/07/2023

    9 lợi ích tinh dầu sả chanh và cách làm tinh dầu sả tại nhà

    Tinh dầu sả chanh có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu và đồng thời mang đến nhiều tác dụng tích cực như giảm stress, giảm đau đầu, dưỡng da… Loại dầu này có thể được sử dụng ngoài da hoặc thậm chí là dùng đường uống.

    Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn lợi ích tuyệt vời và cách làm tinh dầu sả chanh ngay tại nhà.

    9 tác dụng tinh dầu sả chanh

    Một số lợi ích của loại dầu này bao gồm:

    1. Khử mùi

    Lợi ích tinh dầu sả chanh dễ nhận thấy nhất là giúp không khí xung quanh có mùi thơm nhẹ nhàng, đầy sảng khoái. Biện pháp này đặc biệt hữu ích nếu như bạn vừa nấu ăn xong và trong bếp còn vương lại mùi dầu mỡ, thức ăn.

    Bạn có thể thêm dầu vào máy phun sương, que khuếch tán hoặc dùng bình và xịt đều lên những chỗ còn ám mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng chung với tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu hoa nhài, bạn có thể tự tạo ra hương thơm tự nhiên của chính mình.

    2. Tốt cho da

    Một trong những lợi ích chính của tinh dầu sả chanh là tốt cho sức khỏe của da và làm dịu tình trạng kích ứng. Ngoài ra, nhờ vào khả năng sát trùng, làm se mà loại dầu này sẽ giúp bạn có được một làn da sáng khỏe, đều màu.

    3. Tốt cho tóc

    Tinh dầu chiết xuất từ sả chanh có thể củng cố nang tóc chắc khỏe. Vì vậy nếu bạn đang vật lộn với chứng rụng tóc hoặc ngứa rát da đầu, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào dầu gội đầu hoặc xịt tinh dầu pha loãng lên tóc, sau đó massage nhẹ nhàng rồi xả sạch.

    Dân gian cũng sử dụng cây sả để nấu nước gội đầu cùng với bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu, cỏ mần trầu,… giúp mái tóc bóng khỏe, giảm gãy rụng.

    4. Xua đuổi côn trùng

    Do có hàm lượng citral và geraniol cao mà tinh dầu dầu sả chanh nằm trong danh sách các loại tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng phổ biến. Bạn có thể sử dụng để xông phòng hay nhỏ vài giọt vào góc phòng.

    Bạn cho 5 giọt dầu vào nước, sau đó nhẹ nhàng xịt lên lông thú cưng để diệt côn trùng cư trú trên da. Trong khi xịt, bạn cần chú ý tránh vùng mắt, mũi và tai vì thú cưng rất nhạy cảm ở những khu vực này.

    5. Giảm nguy cơ trầm cảm

    tác dụng của tinh dầu sả chanh

    Mùi hương dễ chịu đến từ tinh dầu sả chanh sẽ giúp bạn bình tĩnh tâm trí, giảm cảm giác lo lắng, khó chịu.

    Để giảm căng thẳng, hãy xông phòng với tinh dầu sả. Bạn cũng có thể thử uống một tách trà nhỏ và cho thêm 1 – 2 giọt dầu sả vào buổi tối trước khi đi ngủ để trải nghiệm lợi ích làm dịu.

    6. Lợi ích tinh dầu sả chanh giảm đau cơ

    Bạn đang bị đau cơ sau khi tập luyện thể thao hoặc chẳng may dính chấn thương? Vậy thì hãy thử sử dụng tinh dầu sả chanh xem sao nhé. Loại dầu này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực bị ảnh hưởng và kích thích sự hồi phục.

    Tất cả những gì bạn cần làm là pha loãng tinh dầu cùng một loại dầu nền khác như dầu thầu dầu rồi xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ.

    7. Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

    Bạn có biết rằng lợi ích tinh dầu sả có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh khi được hấp thụ vào cơ thể không? Thành phần hóa học của dầu sả bao gồm aldehydes, được biết đến với khả năng duy trì chức năng đường tiêu hóa khỏe mạnh.

    Để gặt hái những lợi ích này, bạn hãy thêm vài giọt dầu sả chanh vào thực phẩm hoặc đồ uống hoặc dùng sả cây để chế biến món ăn nhé.

    8. Giảm đau đầu, đau nửa đầu

    Tinh dầu sả cũng được ưa chuộng trong việc giảm đau đầu. Lợi ích tinh dầu sả chanh là làm dịu những cảm giác khó chịu, căng thẳng ở hệ thần kinh.

    Hãy thử trộn dầu sả chanh với dầu oải hương hoặc một loại dầu nền khác theo tỷ lệ 1 : 1 và sau đó massage nhẹ nhàng khu vực vùng thái dương. Hương thơm thư giãn cũng như tác dụng của tinh dầu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

    9. Tăng sức đề kháng

    Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra một lợi ích tinh dầu sả chanh nữa là có thể làm giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

    Cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà

    cách làm tinh dầu sả chanh

    Nếu bạn đang muốn tự làm cho mình một lọ tinh dầu để dùng những lúc cần thiết thì hãy tham khảo gợi ý sau nhé:

    Nguyên liệu:

    • Một bó sả già đã được rửa sạch và cắt rễ (những loại sả như thế này sẽ thu được nhiều tinh dầu, chất lượng mùi hương cũng cao hơn)
    • 1 lọ thủy tinh có nắp, rửa sạch và phơi khô
    • Rượu trắng
    • Nước lọc.

    Cách làm tinh dầu sả chanh tại nhà:

    1. Cắt sả thành từng đoạn nhỏ (từ 3 -4 cm), đập nhẹ cho sả hơi giập. Bạn chú ý không nên dùng lực mạnh để tránh thất thoát tinh dầu.
    2. Xếp sả vào hũ thủy tinh, đổ rượu và nước theo tỷ lệ 1:1 sao cho ngập lượng sả bên trong.
    3. Đậy kín nắp, cất tại nơi thoáng mát, có bóng râm từ 5 – 7 ngày.
    4. Sau quãng thời gian trên, đổ hỗ hợp ra và cho vào máy xay nhuyễn.
    5. Cho lại vào hũ thủy tinh, tiếp tục ngâm trong 30 ngày hoặc lâu hơn.
    6. Sau quãng thời gian chờ đợi, lọc hỗn hợp qua 1 miếng vải sạch. Thành phẩm thu được sẽ là 1 lọ nước bão hòa tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ.

    Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh

    Khi dùng tinh dầu chiết xuất từ sả chanh nguyên chất lên da, bạn sẽ có cảm giác nóng rát, phát ban, khó chịu.

    Do vậy, hãy pha loãng dầu sả chanh bằng một loại dầu nền khác (chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu…) trước khi dùng lên da.

    Tinh dầu sả chanh có khả năng kích thích tử cung nên phụ nữ mang thai không sử dụng, vì nguy cơ dẫn đến sẩy thai. Ngoài ra, hạn chế dùng loại tinh dầu này trong khi cho con bú và tránh tiếp xúc trực tiếp với da trẻ nhỏ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 13/07/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo