backup og meta

Sụn vi cá mập

Sụn vi cá mập

Sụn vi cá mập được cho là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đặc biệt là sức khỏe khớp. Cụ thể như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tác dụng

Sụn vi cá mập là gì?

Sụn vi ​​cá mập là mô hỗ trợ vây ở cá mập (Squalus acanthias). Nó chủ yếu đến từ những con cá mập đánh bắt ở Thái Bình Dương.

Sụn vi cá mập được biết đến là một loại thực phẩm chức năng có các dạng bào chế như:

  • Viên nang
  • Chất lỏng
  • Bột.

Điều quan trọng là phải mua nó từ một nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng.

Sụn vi cá mập có tác dụng gì?

Sụn vi cá mập chứa mucopolysacarit, canxi và photpho.

Sụn vi cá mập giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và được sử dụng điều trị các bệnh như:

  • Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp
  • Bệnh vẩy nến
  • Tổn thương võng mạc mắt do tiểu đường và thoái hóa điểm vàng
  • Viêm ruột
  • Kaposi sarcoma – một bệnh ung thư có khối u mạch máu nhiều ổ gây ra bởi virus Herpes 8
  • Ung thư bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, thận, gan và hệ thần kinh trung ương.

Một số người thoa sụn vi cá mập trực tiếp lên da để điều trị viêm khớp và bệnh vẩy nến.

Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của sụn vi cá mập đối với bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Sụn ​​vi cá mập trở thành một loại thuốc phổ biến vào những năm 1970. Nhưng, sự phổ biến của nó đã dẫn đến sự sụt giảm số lượng cá mập. Trước đây, người ta cho rằng cá mập không bị ung thư nên việc tiêu thụ sụn của chúng có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở người. Nhưng, hiện nay rõ ràng là cá mập có bị ung thư. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sụn cá mập có thể kiểm soát hoặc chữa khỏi bệnh ung thư.

Uống sụn cá mập không có lợi cho những người mắc bệnh ung thư tiến triển, đã được điều trị trước đó, bao gồm ung thư vú, ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt và não.
Một số người sử dụng sụn cá mập như một liệu pháp điều trị ung thư thay thế cho các phương pháp điều trị ung thư thông thường như hóa trị, thuốc nhắm mục tiêu hoặc xạ trị. Điều này có thể rất có hại cho sức khỏe.

Sụn vi cá mập có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho sụn vi cá mập là gì?

Không có liều lượng sụn vi cá mập được chứng minh hiệu quả và an toàn. Một số nhà sản xuất đề nghị liều dùng 70 gram mỗi ngày.

  • Khi dùng bằng đường uống: Sụn vi cá mập có thể an toàn khi sử dụng tới 40 tháng.
  • Khi bôi lên da: Sụn vi cá mập có thể an toàn khi sử dụng tới 8 tuần.
Uống sụn vi cá mập vào lúc nào thì bạn nên uống sau khi ăn, với nhiều nước.
Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng rất quan trọng. Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn có liên quan trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của sụn vi cá mập

tác dụng phụ của sụn vi cá mập

Các sản phẩm từ sụn cá mập có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng và/hoặc đầy hơi
  • Táo bón
  • Mùi vị khó chịu trong miệng
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Ngứa
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Chóng mặt
  • Sưng tay chân do tích tụ chất lỏng
  • Huyết áp thấp
  • Nồng độ canxi trong máu cao
  • Ăn mất ngon
  • Thay đổi lượng đường trong máu.

Đã có báo cáo về một trường hợp bị viêm gan khi sử dụng sản phẩm này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng sụn vi cá mập bạn nên lưu ý những gì?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu bạn thuốc các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sụn vi cá mập hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo dược khác
  • Có mức canxi máu cao (tăng canxi huyết), bệnh tự miễn
  • Bệnh gan.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng sụn vi cá mập trong trường hợp đặc biệt

Mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu sụn cá mập có an toàn khi sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Vì vậy, tốt nhất, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng sụn vi cá mập.

Phẫu thuật:

Bạn nên ngừng dùng sụn vi cá mập ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác thuốc

Sụn vi cá mập có thể tương tác với những thuốc nào?

  • Thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch (thuốc ức chế miễn dịch): Sụn vi ​​cá mập có thể làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép, làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Dùng sụn vị cá mập cùng với các loại thuốc này có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc trị tiểu đường
  • Canxi: Sụn ​​vi cá mập chứa canxi và có thể làm tăng mức canxi. Sử dụng nó cùng với các chất bổ sung canxi có thể làm cho mức canxi quá cao.

Sụn vi cá mập có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Các loại nước ép trái cây có tính axit như cam, táo, nho hoặc cà chua có thể làm giảm sức bền của sụn vi cá mập. Nếu sụn vi cá mập được thêm vào nước ép trái cây để cải thiện hương vị thì nên uống ngay.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sụn vi cá mập?

Những ai không nên uống sụn cá mập? Các đối tượng sau đây không nên dùng sụn vi cá mập:

  • Mắc bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc các tình trạng khác: Sụn vi cá mập có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn mắc một trong những tình trạng này, tốt nhất nên tránh sử dụng.
  • Mức canxi cao (tăng canxi máu): Sụn vi cá mập chứa canxi và có thể làm tăng mức canxi. Không sử dụng nếu bạn đã có lượng canxi cao.
  • Bệnh gan: Các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh gan không nên dùng sụn cá mập.

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sụn vi cá mập để có cách dùng đúng và hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Shark cartilage. https://medlineplus.gov/druginfo/natural/909.html. Ngày truy cập 13/8/2017

Shark cartilage. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=19&contentid=SharkCartilage. Ngày truy cập 13/7/2023

Shark cartilage. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/shark-cartilage. Ngày truy cập 13/7/2023

Active ingredient: shark cartilage https://www.healthdirect.gov.au/medicines/medicinal-product/aht,22945/shark-cartilage Ngày truy cập 13/7/2023

Shark cartilage and cancer https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/treatment/complementary-alternative-therapies/individual-therapies/shark-cartilage Ngày truy cập 13/7/2023

Shark Cartilage: Prototype Monograph Summary https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK216050/ Ngày truy cập 13/7/2023

Phiên bản hiện tại

17/05/2024

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhận biết tác dụng của glucosamine để sử dụng hiệu quả

5 loại thuốc bổ xương khớp phổ biến nhất hiện nay


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 17/05/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo