Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Vậy tác dụng của phấn ong có gây hại lên cơ thể không?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Vậy tác dụng của phấn ong có gây hại lên cơ thể không?
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng không phải ai cũng sử dụng được loại thực phẩm này, đặc biệt với bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu tác dụng phụ cũng như những lưu ý trong cách sử dụng phấn ong trong bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia, khi mới bắt đầu sử dụng phấn ong bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ thôi. Có nhiều ý kiến xoay quanh những công dụng của phấn ong gây hại lên cơ thể con người như dị ứng. Tuy nhiên, theo thống kê có rất ít những trường hợp bị dị ứng với phấn ong. Một vài cá nhân quá nhạy cảm có thể bị đau bụng, ngứa, mệt mỏi, suyễn, nhức đầu, hoặc tiêu chảy. Dù vậy, tính đến nay chưa xảy ra có trường hợp tử vong nào.
Để phát huy tác dụng của phấn ong tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
Hàm lượng sử dụng phấn hoa đến nay vẫn chưa được thống nhất. Thông thường, liều dùng trong một ngày đối với người lớn là 15g, đối với trẻ em là 7- 8g chia 2-3 lần. Đối với những người mới sử dụng phấn hoa lần đầu, hãy nếm thử mỗi lần từ 5 -7 hạt phấn/ngày, sau đó tăng dần số lượng, tối đa chỉ dùng 1 thìa/ngày.
Trên lý thuyết, tác dụng của phấn ong đúng là khá “lành”. Nhưng với những người có tiền sử dị ứng nói chung và dị ứng phấn hoa nói riêng, cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thai phụ.
Khi mang thai, người phụ nữ mang trong mình một mầm sống mới, mà thai nhi cũng là một trong những nhân tố khiến người mẹ bị dị ứng. Nên khi sử dụng loại thực phẩm bổ sung có khả năng gây dị ứng như phấn ong, nguy cơ bị dị ứng càng cao hơn.
Bên cạnh đó, nếu dùng phấn hoa chung với mật ong, thai phụ cũng cần lưu ý, không nên dùng mật ong sống, bởi trong mật ong có thể chứa vi sinh vật hoặc trong quá trình cất giữ đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ khi sử dụng dễ bị các tác dụng của phấn ong gây hại lên cơ thể như nhiễm khuẩn, đau bụng. Vì vậy, khi uống nước mật ong, nên hòa với nước đun sôi, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, thai phụ khi bị tiểu đường không nên sử dụng mật ong bởi có chứa hàm lượng đường cao.
Có nhiều người đã nấu cháo, quấy bột cho con trộn lẫn với hạt phấn hoa sấy khô. Tuy nhiên, phấn hoa rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa đối với những người có vị giác, xúc giác quá mẫn cảm.
Để đề phòng con bị dị ứng phấn hoa, các mẹ chỉ nên dùng 1 thìa café nhỏ, quấy cùng bột hay cháo, vừa cho con ăn vừa theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu bé bị ngứa hay nổi mẩn thì hãy dừng lại ngay lập tức. Ngay cả việc cha mẹ dùng phấn hoa kèm với mật ong để cho trẻ nhỏ uống để giảm bớt vị đắng, mùi khó chịu của phấn hoa cũng cần lưu ý. Phấn hoa là thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó để hạn chế tác dụng của phấn ong gây hại lên cơ thể, cha mẹ không nên tự ý định lượng liều dùng phấn hoa, mật ong cho con mình.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!