Hoa cứt lợn mọc dại tại nhiều nơi trên khắp cả nước. Trong dân gian, hoa cứt lợn còn được gọi là cỏ hôi, bù xích, cỏ cứt heo, bông thúi… Hoa có kích thước nhỏ; màu lam nhạt, tím hoặc trắng; tinh dầu có mùi gây buồn nôn mạnh.
Theo Y học cổ truyền, hoa cứt lợn còn có vị cay hơi đắng, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu và tiêu sưng. Cũng vì thế nên người ta đã dùng hoa cứt lợn dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính.
Theo nhiều nghiên cứu, các hoạt chất flavonoid, ancaloit, terpen, chromenes, sterol và saponin,có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống oxy hóa. Nhờ vậy, cây cứt lợn chữa viêm mũi xoang là có hiệu quả.
Năm 1973, bệnh viện Phú Thọ dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang dị ứng có hiệu quả tốt. Khoa tai mũi họng của bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và phòng khám tai mũi họng bệnh viện Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã áp dụng các chế phẩm của cây cứt lợn điều trị bệnh viêm mũi xoang. Kết quả như sau:
- Điều trị viêm xoang mạn tính và viêm xoang dị ứng cho kết quả tích cực. Tác dụng kéo dài, giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi và sổ mũi nhức đầu.
- Tác dụng kém với viêm mũi và viêm xoang bội nhiễm nặng .
- Chỉ gây xót trong thời gian ngắn khi nhỏ chế phẩm vào mũi, ngoài ra không gây tác dụng phụ với cơ thể.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!