backup og meta

Tác dụng và độc tính của hạt thầu dầu là gì?

Tác dụng và độc tính của hạt thầu dầu là gì?

Hạt thầu dầu hay còn gọi là hạt đu đủ tía có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể gây ngộ độc do chứa chất độc nguy hiểm – ricin.

Tên thông thường: African Coffee Tree, Arandi, Bi Ma Zi, Bofareira, Castorbean, Castor Bean, Castor Bean Plant, Castor Oil, Castor Oil Plant, Castor Seed, Erand, Eranda, Gandharva Hasta, Graine de Ricin, Huile de Ricin, Huile de Ricin Végétale, Mexico Weed

Tên khoa học: Ricinus communis

Đặc điểm của cây thầu dầu tía

  • Cây thầu dầu là loài cây sống lâu năm, thân yếu, cao khoảng 3-4m, đôi khi có thể cao hơn.
  • Vỏ thân có màu xanh lục hoặc đỏ tía, nhưng các cành non đều có phấn trắng.
  • Lá cây thầu dầu lớn, mọc so le và có hình dáng giống chân vịt, mép lá có răng cưa, cuống dài và hai bên mặt lá trơn nhẵn
  • Hoa thầu dầu thường mọc ở ngọn hay ở nách lá, hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá phủ ở ngoài.
  • Quả nang có màu màu tím nhạt hoặc xanh, có gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, hơi dẹt, bề mặt nhẵn, có màu nâu xám, vân đỏ hay nâu đen.

Phân bố

Cây thầu dầu có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ và được trồng để ở các khu vực khí hậu nhiệt đới để để lấy lá và hạt để ép dầu. Ở Việt Nam, cây thầu dầu chủ yếu mọc ở các tỉnh như Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Thành phần hóa học của hạt thầu dầu

hạt cây thầu dầu

Trong hạt thầu dầu tía có chứa đến 40-50% dầu béo, còn lại 25% là albuminosid (hợp chất của albumin). Ngoài ra, thảo dược này còn có các thành phần khác như nitrogen (ricidin), muối, đường, acid malic, xenluloza, ricin (một protein có khả năng gây ngộ độc) và ricinin, axit undecylenic, men lipase. Dầu được ép từ hạt thầu dầu sẽ chứa nhiều chất hữu cơ gốc glycerin và acid béo.

Hạt cây thầu dầu tía có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, hạt cây thầu dầu tía có vị ngọt, cay, tính bình, có độc. Do đó, thảo dược này có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Chất ricin là một protein độc ở trong hạt, chất này sẽ biến mất khi bị ép.

Dầu hạt cây thầu dầu tía có tác dụng gì? Dầu hạt thầu dầu là một chất lỏng dính, mùi khó chịu có thể gây nôn mửa. Dầu thầu dầu có tính nhuận tràng và xổ khá nhanh, không gây kích thích ống tiêu hóa.

Theo y học hiện đại

Hạt cây thầu dầu tía có tác dụng chữa bệnh gì? Theo Y học hiện đại, dầu ép của thảo dược này có tác dụng trị táo bón cho trẻ em, phụ nữ có thai, người mới mổ và sản phụ. Ngoài ra, nó còn trị mụn nhọt thũng độc, hầu tê, đại tiện táo kết, tràng nhạc.

Hạt có tác dụng chữa sa tử cung và trực tràng, lỵ, sót nhau, đẻ khó, liệt thần kinh mặt, viêm mủ da, viêm hạch lao, dằm đâm vào thịt.

Liều dùng thông thường của hạt thầu dầu là gì?

Những thông tin cung cấp trong bài viết không có tác dụng chữa bệnh, chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng đúng cách.

Bạn dùng 1 – 2 thìa dầu đối với người lớn và 1/2 thìa ở trẻ em, có thể uống cùng cà phê hay nước trái cây để tránh buồn nôn.

Các bài thuốc từ hạt thầu dầu tía

Sa tử cung và trực tràng

Giã hạt thầu dầu rồi đắp lên vùng đỉnh đầu.

Ðẻ khó, sót nhau

Bạn dùng khoảng 14 hạt, giã nát đắp vào lòng bàn chân, khi đẻ xong hay nhau đã ra thì bỏ thuốc ngay và rửa sạch những nơi có tiếp xúc với thuốc.

Liệt thần kinh mặt

Bạn giã hạt ra và đắp vào phía đối diện mặt bị liệt.

Lưu ý: Trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phù hợp với thể trạng của bạn không, tránh những tác hại không mong muốn.

Hạt thầu dầu tía có độc không?

cây thầu dầu

Hạt thầu dầu có chứa ricin là một chất có thể gây ngộ độc nếu dùng không đúng cách. Đây là một chất kịch độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng dù chỉ dùng một lượng nhỏ.

Hạt thầu dầu có thể gây tử vong nếu trẻ em  ăn từ 3 – 4 hạt và người lớn là từ 14 – 15 hạt. Ăn một hạt có thể gây ra tình trạng đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy phân lỏng, mất nước, tụt huyết áp…

Tóm lại, hạt thầu dầu tía là một thảo dược vừa tốt cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để được hướng dẫn dùng đúng cách, tránh những tác dụng không mong muốn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Review – Ricinus cmmunis – Ethnomedicinal uses and pharmacological activities. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29084706/. Ngày truy cập 19/10/2023

Ricinus communis. https://plants.ces.ncsu.edu/plants/ricinus-communis/. Ngày truy cập 19/10/2023

Ricinus communis. https://www.nzpcn.org.nz/flora/species/ricinus-communis/. Ngày truy cập 19/10/2023

Facts About Ricin. https://www.mayoclinic.org/ricin/expert-answers/faq-20057863. Ngày truy cập 19/10/2023

Facts About Ricin. https://emergency.cdc.gov/agent/ricin/facts.asp. Ngày truy cập 19/10/2023

Phiên bản hiện tại

19/10/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Trà giảo cổ lam: Liệu có phải thần dược cho người tiểu đường?

Top 10 loại thảo dược tăng cường sinh lý nam tốt nhất hiện nay


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 19/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo