Tên gốc: Cây An xoa
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tên gốc: Cây An xoa
Tên gọi khác: Tổ kén cái, cây dó lông, thâu kén lông
Tên khoa học: Helicteres hirsuta Lour
Helicteres hirsuta Lour là một cây thuộc chi Dó (Helicteres), họ Trôm (Sterculiaceae). Cây phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippine. Ở Việt Nam, cây thường gặp trên các đồi cây bụi, rừng thưa, ven rừng, phổ biến từ Bắc tới Nam nhưng phân bố nhiều nhất ở Bình Phước, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cây an xoa thuộc dạng cây bụi có chiều cao khoảng 1-3m, phân nhánh hình trụ, có lông. Lá cây hình xoan, dài 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm, gốc cụt hay hình tim, đầu thon thành mũi nhọn. Mặt dưới lá màu trắng, cả hai mặt phủ lông hình sao.
Cụm hoa gồm các bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ, cuống hoa có khớp và có lá bắc dễ rụng. Hoa có 5 cánh, cuống bộ nhị có vân đỏ, nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị, bầu có nhiều gợn, chứa 25-30 noãn trong mỗi lá noãn.
Quả nang hình trụ nhọn, hạt nhiều, hình lăng trụ. Cây an xoa ra hoa kết quả từ tháng 7 đến tháng 11.
Hầu hết mọi bộ phận của cây an xoa đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Sau khi thu hoạch, cây được vệ sinh sạch sẽ, sau đó chặt nhỏ và phơi khô.
Dược liệu này có thể được sử dụng cho các đối tượng:
Vì trên thân, cành và lá của cây tổ kén cái có một lớp lông mỏng nên sau khi thu hái và phơi khô, cây thường được sao vàng hạ thổ để loại bỏ bớt phần lông này, giúp hạn chế nguy cơ bị ngứa rát họng khi uống.
Cây an xoa sau khi sao vàng sẽ được dùng để sắc nước uống. Bạn có thể sắc nước từ cây an xoa riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác tùy theo mục đích điều trị. Ngược lại, bạn không nên uống dạng ngâm rượu, đặc biệt là khi dùng cây an xoa chữa bệnh gan. Bởi vì, rượu là một trong những tác nhân hình thành và làm trầm trọng hơn các vấn đề ở gan.
Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi quyết định dùng thuốc.
Từ lâu, Helicteres hirsuta Lour đã được sử dụng trong đông y để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Theo đó, tác dụng của cây an xoa có thể kể đến như:
Ngày nay, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, cây Helicteres hirsuta Lour chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như lignan, phenol, flavonoid, lupeol, stigmasterol, tiliroside và apigenin, giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Chống oxy hóa
Thành phần cây dó lông gồm các flavonoid có khả năng chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của các tế bào xấu.
Kháng viêm
Một số hợp chất như betulin, axit betulinic hay tiliroside có khả năng kháng viêm. Vì vậy, dược liệu này có thể được sử dụng để giảm viêm và sưng trong các bệnh về xương khớp. Sử dụng nước sắc từ cây tổ kén cái sẽ làm giảm nhức mỏi khớp và giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Kháng khuẩn
Cao chiết từ rễ cây dó lông có khả năng kháng lại 2 chủng vi khuẩn là E.coli và Samonella typhi.
Gây độc tế bào, chống ung thư
Khi thử nghiệm về khả năng gây độc tế bào, cao chiết từ cây an xoa thể hiện hoạt tính ức chế tế bào ung thư gan HepG2. Vì đặc tính này, cây an xoa được sử dụng để chữa các bệnh về gan.
Không những thế, một số nghiên cứu cho thấy, 3 hợp chất lignan tách từ dịch chiết cây Helicteres hirsuta Lour có hoạt tính ức chế 3 dòng tế bào ung thư là ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Điều này mở ra một con đường mới trong điều trị các loại ung thư. Tuy nhiên, các tác dụng này vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.
Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng loại dược liệu này. Nếu từng bị dị ứng với dược liệu hoặc với bất kỳ thành phần nào của cây tổ kén cái, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc đông y trước khi sử dụng. Thêm vào đó, không dùng Helicteres hirsuta Lour kèm với thuốc Tây vì có thể làm thay đổi tác dụng của cả hai phương pháp.
Trên thực tế, cây an xoa được cho là lành tính và ít mang lại tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ của cây an xoa mà bạn có thể gặp phải:
Cây an xoa cho thấy nhiều lợi ích trong đông y và cả y học hiện đại, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh về gan. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng phù hợp.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!