Dân gian dùng để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngoài ra, người dân ở một số nơi còn dùng chữa say rượu.
Các chế phẩm của thảo dược này cũng được ứng dụng điều trị trên lâm sàng:
- Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.
- Một sản phẩm bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng.
- Dạng chiết toàn phần được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collagenase.
Liều dùng và cách dùng

Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau cho từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Liều dùng thông thường
Thông thường, mọi người sử dụng từ 16–20g cà gai leo ở dạng thuốc sắc uống trong một ngày.
Cách dùng trong dân gian ra sao?
1. Chữa rắn cắn:
Khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối và để cấp cứu kịp thời, bạn có thể lấy 30–50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ. hòa với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, rồi chắt nước cho người bị nạn uống ngay, ngày uống 2 lần. Hôm sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10–30g rễ khô chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600ml nước còn 200ml). Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 3–5 ngày là khỏi.
2. Chữa ho, ho gà:
Rễ cà gai leo 10g, lá chanh 30g. Sắc nước uống 2 lần/ngày.
Một số bài thuốc

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!