Ngoài uống thuốc sắc từ cây sài đất để trị ngứa ngoài da, bạn cũng có thể rửa sạch dược liệu này, giã nát và đắp lên vùng da bị ngứa hoặc cũng có thể đem nấu nước để tắm cũng là biện pháp điều trị viêm da hiệu quả đặc biệt là ở đối tượng bệnh lý không sử dụng được thuốc uống như bé nhỏ hay bệnh nhân mắc các bệnh nền khác cần hạn chế trong việc điều trị thuốc uống.
3. Cây thuốc trị ngứa ngoài da: Lá cây đơn đỏ

Cây đơn đỏ hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đơn tía, đơn mặt trời, hồng liễu bối hoa, đơn tướng quân,… Theo Y Học Cổ Truyền, lá cây đơn đỏ có vị đắng, tính mát. Theo các y thư cổ, lá cây đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi niệu. Nhờ vào những đặc tính trên, lá cây đơn đỏ được sử dụng trong điều trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu,…
Cách sử dụng cây đơn đỏ làm thuốc trị ngứa ngoài da:
Uống nước lá đơn đỏ
- Chuẩn bị các vị thuốc: cành và lá đơn đỏ 30g; thài lài, bầu đất và đậu ván tía mỗi vị 15g.
- Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước, sắc lửa vừa và nhỏ cho đến khi cô lại còn 750ml thì ngừng đun.
- Chắt lấy phần nước, bỏ bã và chia phần nước sắc thành ba phần nhỏ, dùng mỗi ngày sau bữa ăn.
Bài thuốc đắp ngoài – uống trong
- Rửa sạch lá đơn đỏ và để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá và cho vào cối giã nhuyễn với muối biển (loại hạt to).
- Vắt lấy nước cốt, để phần bã riêng sang một bên.
- Chia nước lá đơn đỏ thành 2 lần và uống.
- Phần bã thì đem đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và lau khô.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!