Đôi lúc, bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng liều lượng thuốc corticoid ít hơn, nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn. Mục đích của việc làm này là giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa bùng phát trở lại.
Tác dụng phụ
Corticoid gây ra cảm giác châm chích nhẹ trong vòng chưa đầy một phút khi bạn sử dụng.
Trong một vài trường hợp hiếm, chúng cũng làm:
- Mỏng da: đặc biệt là nếu bôi corticoid mạnh ở những vị trí sai, chẳng hạn như khuôn mặt
- Thay đổi màu da: Thông thường, sau nhiều tháng sử dụng steroid rất mạnh, da sẽ sáng lên
- Gây mụn trứng cá: khi sử dụng trên mặt ở thanh thiếu niên
- Tăng trưởng tóc.
Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ được cải thiện khi ngừng bôi thuốc.
Nguy cơ gặp tác dụng phụ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng thuốc bôi corticoid mạnh:
- Trong nhiều tháng
- Ở những khu vực nhạy cảm như mặt, nách hoặc hang
- Với liều lượng lớn
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine là thuốc trị viêm da cơ địa có vai trò ngăn chặn tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh histamine có trong máu. Nhờ đó, thuốc giúp giảm ngứa trong bệnh viêm da cơ địa. Thuốc có dạng gây buồn ngủ và dạng không gây buồn ngủ.
Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ có thể làm bệnh nhân buồn ngủ vào ngày hôm sau. Vì vậy, sau khi sử dụng thuốc, bạn cần tránh làm các việc liên quan đến vận hành máy móc hay tàu xe trong vòng 24 giờ.
Thuốc corticoid đường uống
Ngày nay, thuốc corticoid đường uống hiếm khi được dùng điều trị viêm da cơ địa, nhưng đôi khi vẫn được kê đơn trong liệu trình điều trị ngắn từ 5 đến 7 ngày nhằm giúp kiểm soát cơn bùng phát nghiêm trọng.
Đối với liệu trình trị liệu dài ngày, bạn cần tránh dùng corticoid đường uống vì nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc là rất cao.
Liệu trình trị liệu cho bệnh viêm da cơ địa
- Xét nghiệm dị ứng
- Đánh giá kỹ lưỡng về phương pháp điều trị hiện tại
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: kem và thuốc mỡ ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như pimecrolimus và tacrolimus
- Thuốc bôi corticoid mạnh
- Băng hoặc quấn ướt
- Quang trị liệu tia cực tím (UV) làm giảm viêm
- Viên nén ức chế miễn dịch, chẳng hạn như azathioprine, ciclosporin và methotrexate, để ức chế hệ thống miễn dịch của bạn
- Alitretinoin: thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa nghiêm trọng ảnh hưởng đến bàn tay ở người lớn
- Dupilumab: thuốc dành cho người lớn bị bệnh viêm da cơ địa từ vừa đến nặng, chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả
Tự chăm sóc khi bị viêm da cơ địa
Bên cạnh các phương pháp điều trị được đề cập ở trên, có những cách bạn có thể tự thực hiện để làm giảm bớt các triệu chứng của viêm da cơ địa, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Cố gắng không làm trầy xước vùng da bị viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường gây ngứa. Vì thế, người bệnh sẽ rất dễ làm trầy xước các vùng da này. Nếu gãi, bạn sẽ làm tổn thương da và gây ra nhiều vết chàm hơn. Gãi quá mạnh còn gây chảy máu và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc sẹo.
Hãy cố gắng giảm trầy xước bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể nhẹ nhàng chà xát da bằng ngón tay thay vì móng tay. Nếu viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, cần đeo găng tay cho trẻ để ngăn chúng gãi da.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết
Tránh kích hoạt bệnh
Bác sĩ sẽ cho bạn thông tin về những yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn. Một khi biết được các tác nhân gây kích ứng này, bạn sẽ có biện pháp phòng tránh tốt hơn.
Một vài ví dụ về các tác nhân gây kích hoạt bệnh:
- Một số loại vải sẽ gây kích ứng da, nên bạn chỉ được mặc quần áo mềm, mịn hoặc các chất liệu tự nhiên như cotton, lụa…
- Nhiệt độ làm nặng thêm viêm da cơ địa. Hãy giữ nhiệt độ trong nhà bạn mát mẻ, đặc biệt là phòng ngủ.
- Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh vì chúng gây ảnh hưởng xấu đến làn da bạn. Thay vào đó, hãy dùng xà phòng ít chất tẩy, chất tạo bọt, nhẹ và lành tính với da.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm, chẳng hạn như trứng và sữa bò, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Tuy vậy, bạn không nên tự thay đổi chế độ ăn uống của mình mà không nói chuyện với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Sẽ không tốt khi cắt những thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ cần nguồn canxi, calo và protein từ thực phẩm.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm, hãy tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được tư vấn phù hợp. Họ sẽ giúp bạn tìm ra cách tránh thực phẩm bị dị ứng trong khi vẫn nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu bạn đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống thông thường.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!