Trong Đông y, cây nhọ nồi được xếp vào nhóm thảo dược cầm máu, tính mát, vị ngọt chua, bổ vào gan, thận âm. Dân gian dùng nước cốt cây nhọ nồi trị rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Cây nhọ nồi có tính chất thanh nhiệt và kháng khuẩn nên còn được dùng để chữa ho hen, viêm họng, táo bón, chữa bỏng, nấm ngoài da và làm đen tóc…
Ngoài tinh dầu, tannin, carotene, flavonoid chưa xác định, cây nhọ nội chứa các hoạt chất có tiềm năng như wedelolacton, demethylwedelolacton, các eclalbasaponin và alkaloid có khả năng giảm đau, kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy cây nhọ nồi chống lại tác dụng của hoạt chất kháng đông dicoumarin, cũng như tăng tỉ lệ prothrombin toàn phần, một trong các yếu tố đông máu của cơ thể.
Với những đặc điểm kể trên, các bài thuốc dân gian dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày giúp ngăn ngừa, hạn chế vết loét chảy máu, thúc đẩy tổn thương mau lành và giảm nhẹ các cơn đau. Ngoài ra, việc dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày còn có thể hỗ trợ tiêu hóa vốn thường bị rối loạn do chức năng dạ dày bị giảm sút và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Mách nhỏ 4 bài thuốc dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mà bạn có thể thử
1. Dùng nước cốt cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Thực hiện:
- Rửa sạch 100 gam lá cây nhọ nồi (có thể dùng cả thân cây) dưới vòi nước chảy.
- Ngâm lá trong nước muối loãng 10 phút để loại bỏ hầu hết bụi bẩn và vi khuẩn bám bên ngoài, sau đó vớt ra để cho ráo.
- Xay nhuyễn cây nhọ nồi bằng máy xay sinh tố hoặc dùng cối giã.
- Lọc bỏ bã, hòa vào 1 lít nước uống.
- Chia nước nhọ nồi thành 2 phần, uống hết trong ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!