Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, khi đã chuyển sang viêm mũi dị ứng mãn tính thì bạn cần hết sức lưu ý đến việc điều trị để tránh bệnh diễn tiến xấu và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Tham vấn y khoa: Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM · Miễn dịch học · Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - BV Đại học Y Dược TP.HCM
Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, khi đã chuyển sang viêm mũi dị ứng mãn tính thì bạn cần hết sức lưu ý đến việc điều trị để tránh bệnh diễn tiến xấu và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Với tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một diễn biến nghiêm trọng như hiện nay thì nguy cơ viêm mũi cấp tính chuyển thành mãn tính là rất cao (1). Một khi bệnh đã chuyển sang mãn tính, không chỉ các triệu chứng kéo dài liên tục, dai dẳng với nguy cơ cao dẫn đến biến chứng mà việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Tuy nhiên, đừng quá lo, hãy tham khảo với 5 điều dưới đây mà Hello Bacsi tổng hợp được để có thể “chung sống hòa bình” với chứng bệnh này.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp lót niêm mạc mũi bị viêm do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với dị nguyên hay các tác nhân dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc… có trong không khí (2). Triệu chứng đặc trưng là nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, mũi, miệng và các vùng da khác (2).
Nếu các triệu chứng này chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày thì được xem là viêm mũi cấp tính nhưng nếu các triệu chứng kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày và diễn ra trong khoảng 2 tháng hoặc hơn thì được xem là viêm mũi dị ứng mãn tính (3).
Viêm mũi dị ứng mãn tính thường bắt nguồn từ dị ứng với các yếu tố môi trường nhưng cũng có thể là do những nguyên nhân khác (4) như:
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ khác nhau ở từng người. Mặc dù mang tên gọi “viêm mũi” nhưng thực tế, ngoài mũi thì các triệu chứng của bệnh còn có thể xuất hiện ở mắt, cổ họng, tai và thậm chí là liên quan đến giấc ngủ: (5)
Đối với tình trạng mãn tính, các triệu chứng sẽ kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày trong khoảng 2 tháng hoặc hơn. Bạn có thể bị nghẹt mũi, chảy mũi dai dẳng cùng với đó là tình trạng khó ngủ, đau đầu thường xuyên, mệt mỏi dữ dội. (5)
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính thường được “kích hoạt” khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) như khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc… Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để phản ứng lại với các dị nguyên đó. Khi lượng IgE tăng lên, cơ thể sản sinh ra histamin, gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi. (6)
Nguy cơ cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng sẽ tăng lên nếu có sự xúc tác của một số yếu tố như di truyền, cấu trúc mũi bất thường và đặc biệt là môi trường sống (7). Trong đó, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tần suất mắc viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính. (8)
Nguyên nhân là do khi tình trạng ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng thì hệ hô hấp càng có nhiều nguy cơ “đương đầu” với các chất gây ô nhiễm cả môi trường bên ngoài (NO2, SO2, bụi mịn PM 2.5 và các hạt khí khí thải từ động cơ diesel) lẫn môi trường trong nhà (nhiều nhất là khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, mạt bụi… với nồng độ cao gấp 2 – 5 lần so với bên ngoài) (8). Theo thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng đang tăng tỷ lệ thuận với tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có đến 40% trẻ em và 10 – 30% người trưởng thành bị ảnh hưởng. (9)
Tình trạng các triệu chứng kéo dài khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Bạn có thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm xoang cấp và mãn tính, hen suyễn, viêm tai giữa, các bệnh về răng miệng, rối loạn giấc ngủ và thậm chí là trầm cảm. (10)
Do đó, với các trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính, tốt nhất, bạn nên đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ về điều trị để nhanh kiểm soát các triệu chứng và giảm bớt khó chịu. Khi đi khám, bác sĩ có thể kê toa cho bạn những loại thuốc:
Để không “kích hoạt” các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính, cách tốt nhất là bạn nên tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Thực tế, rất khó để làm được điều này, đặc biệt là trong tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày một diễn biến nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các chất gây dị ứng có trong không khí: (11)
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính thường kéo dài lâu, gây nhiều phiền toái. Do đó, bạn cần điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát khi các biểu hiện còn nhẹ để có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng. Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị, tránh tự ý thay đổi thuốc hoặc tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM
Miễn dịch học · Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - BV Đại học Y Dược TP.HCM
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!