backup og meta

Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ của thuốc tê, thuốc mê bạn cần biết

Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ của thuốc tê, thuốc mê bạn cần biết

Dù hiếm gặp nhưng dị ứng thuốc tê, thuốc mê vẫn có thể xảy ra. Hiểu rõ dị ứng thuốc tê cũng như các tác dụng phụ của thuốc tê có thể giúp bạn xử lý kịp thời nếu chẳng may gặp phải.

Dị ứng thuốc tê là tình trạng tương đối hiếm gặp, ước tính cứ 10.000 người được gây tê thì có 1 người bị dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng tương tự như dị ứng nhưng không phải là phản ứng dị ứng mà là do tác dụng phụ của thuốc tê hoặc các phản ứng khác gây ra.

Triệu chứng dị ứng thuốc tê

Dị ứng thuốc tê gây <a href=

Người bị dị ứng thuốc tê có những triệu chứng nào? Theo các chuyên gia, các triệu chứng dị ứng thuốc tê cũng tương tự như các phản ứng dị ứng khác. Ở mức độ nhẹ và trung bình, người bị dị ứng thuốc tê có thể có những triệu chứng sau:

  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Ngứa da
  • Sưng phù, đặc biệt là xung quanh mắt, môi hoặc toàn bộ khuôn mặt 
  • Khó thở (mức độ nhẹ)
  • Ho
  • Tụt huyết áp nhẹ

Trong một số ít trường hợp, dị ứng thuốc tê có thể dẫn đến sốc phản vệ. Trong trường hợp này, người bị dị ứng thuốc tê có thể có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu sốc phản vệ thường gặp bao gồm:

Tác dụng phụ của thuốc gây tê

Ngoài dị ứng, người bệnh cũng cần lưu tâm đến các tác dụng phụ của thuốc tê. Trong một số trường hợp, triệu chứng của hai tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc gây tê – gây mê mà bạn cần biết:

Tác dụng phụ của thuốc tê ở mức độ nhẹ

Các tác dụng phụ nhẹ của gây mê toàn thân (general anesthesia):

  • Buồn nôn và nôn 
  • Đau cơ
  • Ngứa, đặc biệt là nếu bạn dùng thuốc giảm đau opioid
  • Dấu hiệu hạ thân nhiệt (như run rẩy…)
  • Khó tiểu trong vài giờ sau phẫu thuật
  • Lú lẫn nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày sau phẫu thuật

Các tác dụng phụ do thuốc gây tê tại chỗ (local anesthesia):

  • Cảm giác châm chích khi hết thuốc tê
  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Đau nhẹ tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng (epidural anesthesia):

  • Đau đầu nếu dịch tủy sống rò rỉ từ vị trí tiêm
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Chảy máu nhẹ tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Các tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc gây mê rất hiếm khi xảy ra. Chúng thường chỉ xuất hiện khi người bệnh có các vấn đề sức khỏe sau:

  • Mắc bệnh tim
  • Mắc bệnh phổi
  • Đã từng bị đột quỵ
  • Mắc các bệnh lý về thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của gây mê toàn thân là mê sảng sau phẫu thuật. Đây là tình trạng người bệnh bị lú lẫn, mất phương hướng, hành xử lạ lùng trong nhiều ngày sau khi tiến hành phẫu thuật. 

Người bệnh bị mê sảng sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc mê

Việc dùng thuốc gây tê cục bộ cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách. Các triệu chứng thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Uể oải, thẫn thờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Cảm giác lo âu, bồn chồn
  • Co giật
  • Động kinh
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của gây tê ngoài màng cứng thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong dịch tủy sống
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn
  • Chảy máu nghiêm trọng xung quanh tủy sống
  • Co giật

Phản ứng không dị ứng của thuốc gây mê

Đôi khi, bạn có thể gặp phải một số phản ứng bất thường nhưng không phải do dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc mê gây ra. Đây được gọi là phản ứng không dị ứng của thuốc gây mê. 

Hai phản ứng không dị ứng thường gặp nhất là tăng thân nhiệt ác tínhthiếu hụt pseudocholinesterase

Tăng thân nhiệt ác tính

Tăng thân nhiệt ác tính là phản ứng mang tính di truyền. Tình trạng này khiến nhiệt độ cơ thể của người bệnh tăng cao nhanh chóng, gây ra các cơn co thắt cơ nghiêm trọng khi tiếp xúc với một số loại thuốc mê nhất định.

Các triệu chứng của tăng thân nhiệt ác tính có thể bao gồm:

  • Sốt cao tới 45°C
  • Đau cơ co thắt, thường xảy ra ở hàm
  • Nước tiểu có màu nâu
  • Khó thở
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tụt huyết áp
  • Lú lẫn hoặc mê sảng
  • Suy thận

Thiếu hụt pseudocholinesterase

Người bị thiếu hụt pseudocholinesterase thường phải dùng máy thở sau phẫu thuật

Pseudocholinesterase là một loại enzyme cần thiết để phá vỡ một số chất giãn cơ (như succinylcholine, mivacurium…). Khi bị thiếu hụt men pseudocholinesterase, các cơ trong cơ thể sẽ thư giãn lâu hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng tê liệt các cơ hô hấp sẽ khiến người bệnh không thể tự thở. Do đó, những người bị thiếu hụt pseudocholinesterase thường phải sử dụng máy thở sau khi phẫu thuật cho đến khi tác dụng của thuốc gây mê biến mất hoàn toàn. 

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê, dị ứng thuốc mê là do đâu? Theo các chuyên gia, phản ứng dị ứng trong quá trình gây mê – gây tê thường là do các loại thuốc chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA) gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả thuốc kháng sinh và chlorexidine sát trùng.

Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân. Đối với các loại dị ứng như dị ứng thuốc tê bôi ngoài da, dị ứng thuốc gây tê tủy sống, dị ứng thuốc tê trong nha khoa… thường ít khi xảy ra.

Cách giảm nguy cơ bị dị ứng thuốc tê, thuốc mê

Người bị dị ứng thuốc tê, dị ứng thuốc mê phải làm sao để giảm nguy cơ? Bạn không thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với một số loại thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phản ứng hoặc tác dụng phụ của nhóm thuốc mê – thuốc tê. 

Bạn cần thông báo cho bác sĩ về:

  • Bất kỳ loại thuốc, thực phẩm hoặc chất nào gây dị ứng cho bản thân
  • Bất kỳ phản ứng dị ứng nào mà bạn đã từng gặp khi dùng thuốc gây mê – gây tê hoặc các loại thuốc khác, kể cả kháng sinh (dị ứng kháng sinh
  • Bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn đã trải qua do thuốc gây mê hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Tiền sử của bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn bị tăng thân nhiệt ác tính hoặc thiếu hụt pseudocholinesterase

Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành quá trình gây mê – gây tê. Các y bác sĩ được đào tạo bài bản có thể nhận biết các dấu hiệu sớm của phản ứng tiềm ẩn và tác dụng phụ của thuốc, từ đó có phương án xử lý kịp thời nếu có tai biến xảy ra. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trao đổi về bất kỳ thắc mắc nào trước khi tiến hành gây mê – gây tê. Nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể dời lịch hẹn hoặc chuyển sang một cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What if I’m allergic to anesthesia? https://www.cas.ca/en/about-cas/advocacy/anesthesia-faq/what-if-i-m-allergic-to-anesthesia Ngày truy cập: 01-10-2020

Anesthesia Frequently Asked Questions https://www.hss.edu/anesthesiology-department_faq.asp Ngày truy cập: 01-10-2020

Perioperative Allergic Reactions https://www.worldallergy.org/education-and-programs/education/allergic-disease-resource-center/professionals/allergy-to-anesthetic-agents Ngày truy cập: 01-10-2020

ALLERGIC REACTIONS DURING SURGERY https://www.cas.ca/en/about-cas/advocacy/anesthesia-faq/allergic-reactions-during-surgery Ngày truy cập: 01-10-2020

Allergy and anaesthesia: managing the risk https://bjaed.org/article/S2058-5349(20)30063-9/fulltext Ngày truy cập: 01-10-2020

Phiên bản hiện tại

06/07/2022

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Dị ứng bao cao su: Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào?

Tất tần tật về dị ứng thực phẩm


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo