backup og meta

Hướng dẫn 3 cách đeo bông tai không bị dị ứng, không sưng đau ngứa

Hướng dẫn 3 cách đeo bông tai không bị dị ứng, không sưng đau ngứa

Nhiều bạn gái khi đeo bông tai thường bị ngứa, sưng đau nên thắc mắc có cách đeo bông tai không bị dị ứng hay không. Bạn hoàn toàn có thể tự tin diện những đôi bông tai “đậm cá tính” và quên đi nỗi lo bị dị ứng với nữ trang nếu “nằm lòng” một số cách đeo bông tai không bị dị ứng đơn giản dưới đây. 

Bông tai hay khuyên tai là phụ kiện trang sức thể hiện nét đẹp duyên dáng, gu thời trang cá tính của phái đẹp. Với những người có làn da nhạy cảm, việc bị dị ứng khi đeo bông tai như đeo bông tai bị sưng, đeo bông tai bị ngứa, đeo bông tai bị đau… là vấn đề rất thường gặp. Trong bài viết này, Hello Bacsi mách bạn cách đeo bông tai không bị dị ứng để tự tin lựa chọn những đôi bông tai độc đáo phù hợp với phong cách và cá tính của bản thân.

Bị dị ứng khi đeo bông tai: “Rào cản” gây khó dễ phái đẹp

Lâu ngày không đeo khuyên tai bị đau hay đeo khuyên tai bị sưng, bị ngứa là hiện tượng gì? Việc đeo bông tai bị dị ứng hay đeo khuyên tai bị đau, ngứa thường là tình trạng viêm da do dị ứng tiếp xúc. Điều này có nghĩa là da của bạn sẽ phản ứng tiêu cực khi tiếp xúc với một số chất nhất định. Theo ước tính, có khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng đeo bông tai bị sưng hay đeo bông tai bị ngứa đặc trưng là sưng đau, nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa và hình thành mụn nước li ti. Nghiêm trọng hơn, phần dái tai có thể bị nứt, rỉ máu, chảy mủ. Để điều trị, bạn cần tháo bông tai ra ngay khi phát hiện các triệu chứng. Sau đó, bôi các loại kem hydrocortisone và các loại thuốc trị viêm da dị ứng. Nếu quá nghiêm trọng, bạn có thể cần bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Cách đeo bông tai không bị dị ứng: Bí mật 3 bí mật

cách đeo bông tai không bị dị ứng

Bạn đang băn khoăn về việc đeo bông tai bị ngứa phải làm sao, cách đeo bông tai không bị đau, sưng? Hãy khám phá các mẹo giúp đeo bông tai không bị dị ứng hay sưng ngứa dưới đây!

1. Bôi lên đôi bông tai một lớp “áo bảo vệ”

Cách đeo hoa tai không bị dị ứng là gì? Một trong những cách đeo bông tai không bị dị ứng hay đeo bông tai bị ngứa là trước khi đeo, bạn hãy làm sạch phần dái tai bằng cách lấy bông gòn thấm cồn lau sạch dái tai, để khô rồi mới đeo. Đồng thời, bạn cần áp dụng cách đeo bông tai không bị ngứa, đeo bông tai bị đau, sưng sau: Bôi lên đôi bông tai một 1 lớp mỏng “áo bảo vệ” dưới đây để tạo một lớp hàng rào bảo vệ, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với da:

  • Sơn móng tay không màu
  • Vaseline
  • Phấn phủ
  • Dầu dừa
  • Thuốc mỡ

Đây là một cách đeo bông tai không bị dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, nếu có làn da nhạy cảm, hay bị dị ứng, cách tốt nhất là bạn nên tránh đeo bông tai cả ngày nếu không cần thiết. Và tất nhiên, bạn cũng nên tránh đeo bông tai qua đêm.

2. Cách đeo bông tai không bị dị ứng: Chú ý vệ sinh

Tại sao đeo bông tai bị đau ngứa hay vì sao lâu ngày không đeo khuyên tai bị đau ngứa? Lý giải cho vấn đề tại sao đeo khuyên tai bị ngứa là vì khuyên tai để lâu rất dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công có thể khiến bạn bị ngứa khi đeo. Ngoài ra, nếu đeo trong thời gian dài, các loại hóa chất trong các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước hoa… rất dễ đọng lại và phản ứng với kim loại, gây ra các phản ứng dị ứng.

Chính vì vậy, sau khi sử dụng, bạn nên rửa sạch bông tai bằng nước ấm, lau khô, cứt giữ nơi sạch sẽ để tránh việc lần sau đeo khuyên tai bị ngứa. Cách làm này không những giúp bạn đeo bông tai không bị dị ứng mà còn có thể giữ cho đôi bông tai lúc nào cũng sáng bóng.

Ngoài ra, một cách đeo bông tai không bị dị ứng khác là bạn cũng không nên đeo những chiếc khuyên quá chật, có chi tiết sắc cạnh vì như vậy sẽ làm tăng sự tiếp xúc giữa da và kim loại. Điều này không chỉ làm cho bạn dễ bị dị ứng mà còn khiến máu khó lưu thông, gây sây sát ở phần dái tai.

3. Cách đeo bông tai không bị dị ứng: Chọn bông tai chất lượng và phù hợp

cách đeo bông tai không bị dị ứng

Tại sao đeo bông tai bị đau hay vì sao lâu ngày không đeo khuyên tai bị sưng ngứa? Với những đôi bông tai bằng kim loại, đa phần, thành phần của chúng sẽ có nhiều kim loại khác nhau. Vàng và bạc là những kim loại ít gây dị ứng. Thế nhưng, ở dạng tinh khiết, những kim loại này rất mềm, do đó, để chế tác thành những đôi bông tai, đa phần, nhà sản xuất sẽ thêm các kim loại khác vào để tăng thêm độ bền và sự chắc chắn như niken hay đồng. Và đây là những “thủ phạm” giấu mặt khiến không ít nàng bị dị ứng khi đeo khuyên tai.

Vậy, có cách đeo bông tai không bị ngứa cho những món nữ trang được làm từ các kim loại này không? Thực tế, trang sức càng rẻ thì chứa càng nhiều các kim loại pha tạp nên nguy cơ dị ứng cũng cao hơn. Cách đeo bông tai giả không bị ngứa tốt nhất là bạn nên hạn chế dùng những sản phẩm kém chất lượng. Vậy, nên đeo khuyên tai chất liệu gì? Trong trường hợp này, bạn nên chọn cho mình những đôi bông tai được làm từ:

  • Bạc Sterling hay bạc 925: Đây là hợp kim có thành phần 92,5% là bạc và 7,5% là các kim loại vi lượng khác. Do lượng kim loại tạp được thêm vào rất ít nên nguy cơ dị ứng cũng giảm.
  • Vàng có karat cao: Vàng nhiều karat thì các kim loại được thêm vào sẽ chỉ chiếm 1 lượng nhỏ. Nếu bị dị ứng khi đeo bông tai làm bằng vàng 14K, bạn có thể thử chuyển sang bông tai được làm bằng vàng 18K.
  • Bạch kim (Platium): Kim loại quý hiếm, bền, ít khi bị xỉn màu, rất hiếm khi gây dị ứng. Tuy nhiên, giá thành có thể hơi đắt đỏ.
  • Thép y tế hay thép phẫu thuật: Vật liệu thường được sử dụng trong y tế nên ít khi gây dị ứng, ngoài ra, nó cũng có độ bền và khả năng chịu nhiệt cao.

Lưu ý

Cách đeo bông tai không bị dị ứng là bạn nên tránh chọn những đôi bông tai có chứa niken. Niken rất bền nên các nhà sản xuất rất thích thêm vào để đôi bông tai thêm đẹp và chắc chắn. Tuy nhiên, đây là kim loại dễ gây dị ứng nhất mà bạn cần cẩn thận.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những cách đeo bông tai không bị dị ứng. Việc tuân thủ những mẹo hay này sẽ giúp bạn đeo bông tai bị ngứa hay sưng đau, mưng mủ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nickel Allergy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17842-nickel-allergy Ngày truy cập 27/02/2023

Allergic to Metals? 6 Surprising Places They May Lurk

https://health.clevelandclinic.org/are-you-allergic-to-metals-6-surprising-places-they-may-lurk/ Ngày truy cập 27/02/2023

Nickel Allergy

https://www.allergyuk.org/resources/nickel-allergy/ Ngày truy cập 27/02/2023

Skin Allergy

https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/skin-allergy/ Ngày truy cập 27/02/2023

Nickel allergy https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nickel-allergy/symptoms-causes/syc-20351529 Ngày truy cập: 17/6/2021 

Contact allergy to gold https://dermnetnz.org/topics/contact-allergy-to-gold/ Ngày truy cập: 17/6/2021 

Metal allergy and systemic contact dermatitis: an overview https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22693488/ Ngày truy cập: 17/6/2021 

A Guide for Sensitive Ears: 9 Tips No One Has Told You About https://www.wispwillow.com/blogs/news/a-guide-for-sensitive-ears-9-tips-no-one-has-told-you-about Ngày truy cập: 17/6/2021 

Why are my earlobes swollen? https://www.medicalnewstoday.com/articles/321359 Ngày truy cập: 17/6/2021 

Phiên bản hiện tại

27/10/2023

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bạn muốn xỏ khuyên, tuyệt đối đừng bỏ qua 5 lưu ý sau

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào? Cách giảm đau và nhiễm trùng khi xỏ lỗ tai


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 27/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo