Ngoài ra, một trong những bệnh lý đang có chiều hướng tăng nhanh do ô nhiễm không khí không thể không nhắc đến đó là viêm mũi dị ứng [4]. Hiện số người bị viêm mũi dị ứng trên thế giới có hơn 400 triệu người [16], chiếm từ 10 – 30% dân số thế giới (theo Viện dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Khoa dị ứng – miễn dịch Bệnh viện Tai – mũi – họng Trung ương, tỷ lệ ca bệnh viêm mũi dị ứng chiếm 32,2 % tổng số ca bệnh về tai mũi họng. [11]
Viêm mũi dị ứng – Căn bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí

Việc tiếp xúc với các tác nhân trong không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân “kích hoạt” các triệu chứng viêm mũi dị ứng bùng phát. Khi tiếp xúc với bụi mịn và các hợp chất gây ô nhiễm không khí như NO2, NO, CO2, CO, hạt khí thải diesel (DEP)… [5], các tác nhân này sẽ xâm nhập, tấn công, kích ứng tế bào miễn dịch ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho chúng trở nên mẫn cảm hơn với các dị nguyên và do đó dễ xảy ra phản ứng dị ứng, giải phóng ra các hóa chất trung gian gây viêm [12]. Cụ thể, khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Hắt xì từng tràng
- Ngứa mũi
- Sổ nước mũi trong, nghẹt mũi
- Ngứa, đỏ và chảy nước mắt
- Vòm miệng bị ngứa

Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 1 tiếng trong ngày, nó không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây mệt mỏi vào ban ngày, suy giảm khả năng tập trung học tập, làm việc, suy giảm chức năng nhận thức tổng thể, giảm năng suất lâu dài và làm giảm chất lượng cuộc sống. [6]
Nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, nó còn có thể dẫn đến thoái hóa niêm mạc mũi, hình thành polyp, gây bít tắc các lỗ thông mũi xoang, tạo điều kiện cho nhiễm trùng, nhiễm nấm thứ phát ở các xoang, nhiễm trùng tai giữa, viêm phế quản… Nghẹt mũi lâu ngày sẽ gây bất thường trong phát triển sọ mặt. Đặc biệt, tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Không những thế, viêm mũi dị ứng còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và có thể khiến bệnh lý này trở nên trầm trọng hơn. [6]
Chính vì vậy, dù viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng tốt nhất, khi nhận thấy mình có các dấu hiệu viêm mũi dị ứng, bạn nên đi khám. Thông thường, để cải thiện các triệu chứng và có thể “chung sống hòa bình” với bệnh lý này, bạn có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, thuốc kháng histamin là loại thuốc thường được dùng nhất để điều trị viêm mũi dị ứng [13]. Tuy nhiên, do loại thuốc này thường gây buồn ngủ nên bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới có chứa các hoạt chất Fexofenadine an toàn khi sử dụng. Đây là loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa… Đặc biệt, các loại thuốc này không gây buồn ngủ nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động hàng ngày. Khi chọn mua thuốc, bạn cần ưu tiên chọn sản phẩm của những công ty dược uy tín, đến từ châu Âu và đảm bảo công dụng của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng. [14]
Song song đó, để tránh bị khởi phát viêm mũi dị ứng và tránh tình trạng các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí như: [15]
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên
- Sử dụng máy lạnh thay vì dùng quạt và đóng cửa sổ nếu không khí ô nhiễm nặng
- Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Tắm và thay đồ ngay sau khi về nhà để làm sạch các tác nhân gây ô nhiễm.
Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hy vọng bạn hiểu hơn tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe. Trong bối cảnh ô nhiễm không khí đang ngày một trở nên nghiêm trọng như hiện nay, viêm mũi dị ứng dường như đã trở thành căn bệnh “quốc dân” và rất khó để tránh khỏi. Do đó, bạn cần chú ý các dấu hiệu để nhận biết sớm, đi khám và điều trị phù hợp, tránh để bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!