Móng tay bị nấm là tình trạng nấm nhiễm trùng ở móng tay, có thể gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống và công việc. Vậy móng tay bị nấm có nguy hiểm không?
Cùng tìm hiểu tình trạng móng tay bị nấm và cách ngăn ngừa nấm phát triển qua bài viết dưới đây!
Móng tay bị nấm là bệnh gì?
Bị nấm móng tay là bệnh gì? Nhiễm trùng nấm móng tay là bệnh da liễu do một loại nấm gây ra ở móng chân và móng tay, thường phổ biến hơn ở móng chân. Tương tự như tình trạng nấm khác, các sinh vật nhỏ (vi nấm) gây nhiễm trùng nấm móng tay khiến người bệnh có các biểu hiện như:
- Móng tay đổi màu (thường là trắng hoặc vàng)
- Móng tay giòn
- Móng tay bị vỡ vụn hoặc có các cạnh lởm chởm
- Móng tay dày
- Móng tay tách lở
- Móng tay biến dạng về hình dạng
- Có thể gây đau đớn
>>> Tìm hiểu thêm: Nấm móng chân là bệnh gì?
Nguyên nhân móng tay bị nấm
Móng tay bị nấm thường do tiếp xúc với một số loại nấm. Nấm phát triển trong điều kiện ẩm ướt, tối, nhiều mồ hôi (trong tất, ủng bảo hộ lao động). Hơn nữa, nấm xâm nhập vào móng tay thông qua vết nứt trên móng tay. Một số nguyên nhân khác gây móng tay bị nấm như:
- Tiếp xúc da với da của người bị nhiễm nấm như nấm da chân hoặc nấm ngoài da trên tay.
- Đi chân trần trong khu vực ẩm ướt như sàn hồ bơi hoặc phòng thay đồ. Những loại nấm này phát triển mạnh ở những vùng ấm áp và ẩm ướt.
- Do dùng chung bấm móng tay hoặc khăn bị nhiễm nấm.
- Móng tay, bàn tay thường xuyên bị ẩm hoặc bạn thường xuyên mang găng tay
- Nấm thường lây nhiễm vào móng bằng cách xâm nhập vào vết cắt nhỏ hoặc vết nứt trong móng tay. Khu vực dưới móng tay là nơi lí tưởng để nấm phát triển.
Tình trạng móng tay bị nấm có thể lan sang các móng tay khác và thậm chí cả vùng da tay.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân bị nấm da và cách trị nấm da tại nhà dứt điểm
Những yếu tố tăng nguy cơ nấm móng tay
Bệnh nhiễm nấm da hay móng tay bị nấm thường do tiếp xúc giữa da với da của người nhiễm nấm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ nhiễm nấm móng tay như tuổi tác, sức khỏe, lối sống,…
- Tuổi tác: Nguy cơ phát triển nhiễm nấm móng tăng theo độ tuổi. Bệnh phổ biến nhất ở tuổi già và ít phổ biến ở trẻ em.
- Khí hậu: Khí hậu nóng ẩm làm tăng nguy cơ nấm phát triển và phát bệnh.
- Sức khỏe: Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm nấm móng tay nếu bạn mắc một số bệnh lý khác như bệnh nấm da chân (hoặc nhiễm trùng da khác do nấm), hóa trị ung thư, tiểu đường, bị thương ở móng tay hoặc mới phẫu thuật móng tay, vẩy nến, mới được ghép tạng, hệ thống miễn dịch suy yếu,…
- Lối sống, sinh hoạt: Chân tay ướt thường xuyên, đi chân trần ở nơi nóng ẩm như hồ bơi, nhà tắm công cộng hoặc phòng thay đồ, đeo găng tay nhựa hàng giờ mỗi ngày.
Cách điều trị nấm móng tay
Nếu điều trị tay bị nấm móng đúng cách sẽ giúp loại bỏ sinh vật nấm gây bệnh và móng sớm phục hồi, khỏe mạnh. Nấm móng tay thường được điều trị khỏi nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiễm trùng móng chân.
Vậy bị nấm móng tay phải làm sao? Tuỳ vào từng tình trạng móng tay bị nấm mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống.
Thuốc bôi điều trị kháng nấm tại chỗ
- Ciclopirox 8%
- Dung dịch Tavaborole 5%
- Dung dịch Efinaconazol 10%
- Amorolfine 5%
Điều trị thuốc kháng nấm đường uống
Móng tay bị nấm phải làm sao? Trong trường hợp tình trạng nấm khá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc uống chứa thành phần như:
- Terbinafine
- Fluconazole
- Itraconazole
- Posaconazole
Lưu ý, những loại thuốc bôi và thuốc uống trên đều cần có chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
>>> Đọc thêm: Top 8 loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa hiệu quả
Phương pháp ngăn ngừa nấm móng tay
Một số phương pháp ngăn ngừa ngón tay bị nấm sau đây có thể giúp bạn tránh nấm gây bệnh và lây lan bộ phận khác:
- Giữ cho bàn tay, bàn chân mát mẻ và khô ráo. Tránh sử dụng giày dép, găng tay quá chật và đổ mồ hôi quá nhiều
- Tránh đeo găng tay bảo hộ, đổ mồ hôi thường xuyên
- Sử dụng dép xỏ ngón trong phòng tập thể dục công cộng và bể bơi
- Vứt bỏ hoặc xử lý giày dép, tất tay nhiễm bệnh
- Tránh chấn thương móng tay bằng cách cắt ngắn móng tay
- Hạn chế sơn móng tay không hợp vệ sinh
- Sử dụng thuốc kháng nấm dự phòng cho tay chân
>>> Tìm hiểu: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Móng tay bị nấm mặc dù không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ trên ngón tay và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về tình trạng ngón tay bị nấm, để biết cách ngăn ngừa, chăm sóc và điều trị hiệu quả nấm móng tay.