Mụn cóc khiến bạn cảm thấy khó chịu và “đau đầu” để tìm cách loại bỏ chúng. Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn những cách điều trị mụn cóc tại nhà vừa đơn giản lại vừa hiệu quả giúp bạn tham khảo phương pháp nào nên áp dụng nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Mụn cóc khiến bạn cảm thấy khó chịu và “đau đầu” để tìm cách loại bỏ chúng. Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn những cách điều trị mụn cóc tại nhà vừa đơn giản lại vừa hiệu quả giúp bạn tham khảo phương pháp nào nên áp dụng nhé!
Mụn cóc là các khối u nhỏ có bề mặt sần sùi, không quá nguy hiểm đến làn da, và thường tập trung nhiều ở bàn tay và chân. Bên cạnh việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc sẽ khiến bạn đau và có cảm giác vướng cộm, khó chịu khi sờ vào. Mụn cóc còn khá dễ lây lan, thậm chí có thể mọc lan sang vị trí khác trên da theo cụm riêng lẻ hoặc thành từng chùm. Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, mụn cóc đôi khi có thể tự lành mà không cần phải điều trị.
Mụn cóc rất phổ biến do virus HPV và các siêu vi trùng khác gây ra. Chúng hoạt động bằng cách xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước, cắn móng tay, hay bị vật nuôi cắn.
Hãy cùng xem qua một số cách trị mụt cóc tại nhà an toàn mà lại ít tốn kém ngay sau đây nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Mụn cơm (mụn cóc) là gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả?
Làm sao để hết mụn cóc? Nhiều người thường không điều trị mụn cóc, trừ khi chúng rất xấu xí hoặc gây đau đớn.
Thông thường, việc điều trị mụn cóc ở nhà với băng keo hoặc dùng thuốc trị mụn cóc tại nhà có chứa axit salicylic khá an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng mụn cóc không cải thiện trong vòng 2 tuần, bạn hãy đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn thêm.
Nếu con bạn bị mụn cóc, việc điều trị có thể không cần thiết, bởi vì mụn cóc thường tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn cóc xuất hiện trên mặt hay bộ phận sinh dục của trẻ sẽ gây đau đớn và lan rộng ở các vị trí khác, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị.
>>> Xem thêm: 7 phương pháp trị mụn đầu đen từ chuyên gia
Mẹo chữa mụn cóc bằng tỏi với các tác dụng:
Lưu ý, để cố định vỏ chuối trên nốt mụn, bạn có thể sử dụng một miếng gạc hoặc lấy khăn khô quấn lại.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về các loại mụn cóc
Cách chữa mụn cóc ở tay? Bạn dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quán quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ. Bạn nên làm liên tục cho đến khi có kết quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 5 cách trị mụn tại nhà cực hiệu quả trong thời gian ngắn
Tác dụng của mầm khoai tây tưới: Ít ai biết rằng cách trị mụn cóc ở tay, chân bằng mầm khoai tây lại có khả năng hạn chế được những nốt mụn cóc mất thẩm mỹ đơn giản và hiệu quả.
Cách thực hiện: Mẹo trị mụn cóc bằng mầm khoai tây với các bước như sau:
Áp dụng đều đặn và liên tục trong các tuần tiếp theo, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả đạt được.
Tác dụng của sung tươi:
Trong lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Đầu tiên, bạn bắt đầu đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục cách này trong vòng một tuần.
Nếu bạn bị tiểu đường hoặc mắc bệnh động mạch ngoại vi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử điều trị mụn cóc tại nhà.
Ngoài việc phương pháp điều trị mụn tóc tại nhà bằng phương pháp tự nhiên trên, bạn có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ như :
Để đảm bảo an toàn cho da khi sử dụng, bạn nên có sự tham vấn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ phản ứng nào sau khi sử dụng, liên hệ ngay tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu nếu:
Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị mụn cóc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như loại mụn cóc.
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu về 8 biện pháp chữa mụn cóc tại nhà được khá nhiều người áp dụng. Mụn cóc là những nốt mụn xấu xí nhưng hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể quyết định cách trị mụn cóc tại nhà phù hợp cho mình. Tuy nhiên, dù với biện pháp nào đi chăng nữa, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!