backup og meta

4 cách trị rạn da tại nhà hiệu quả, nhanh mờ vết rạn

4 cách trị rạn da tại nhà hiệu quả, nhanh mờ vết rạn

Rạn da là tình trạng khiến nhiều người tự ti và ra sức tìm cách giảm vết rạn nứt da. Một số cách trị rạn da tại nhà có thể giúp bạn làm mờ và hạn chế sự phát triển vết rạn. Vậy rạn da có chữa được không? Có những cách trị rạn da tại nhà nào hiệu quả?

Rạn da có nguy hiểm không?

Rạn da là những vệt rằn sọc xuất hiện trên các vị trí trên cơ thể như bụng dưới, ngực, hông, mông và đùi của bạn. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể thấy những vết rạn da có màu hồng, đỏ, nâu, đen, bạc hoặc tím dài, gợn sóng (Stria). Rạn da không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn tính thẩm mỹ khiến nhiều người mất đi sự tự tin của mình.

Rạn da có chữa được không? Rạn da tương tự như sẹo, là vấn đề cần thời gian điều trị lâu dài. Mặc dù rạn da khá khó để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với những phương pháp ngày nay, rạn da có thể được tác động làm mờ dần giúp cải thiện tính thẩm mỹ rõ rệt như mong muốn.

>>> Đọc thêm: Rạn da tuổi dậy thì: Nguyên nhân & Cách trị rạn da hiệu quả

Những đối tượng dễ bị rạn da

Rạn da rất phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Rạn da thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Ngoài ra phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có nguy cơ cao bị rạn da. Những vết rạn có thể tiếp tục lan rộng ở vùng khác khá lớn như:

  • Vùng bụng và ngực ở phụ nữ mang thai
  • Thanh thiếu niên tuổi dậy thì phát triển quá nhanh, rạn da có thể xuất hiện ở đùi, mông, ngực
  • Vùng vai ở những người béo phì hoặc thừa cân.

Bên cạnh đó, các vết rạn da có thể xuất hiện do sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi corticosteroidsteroid trong thời gian dài. Rạn da cũng có thể là biểu hiện của chứng bệnh Cushing, hoặc hội chứng Marfan.

>>> Tham khảo thêm: Rạn da khi mang thai: Bí quyết ngăn ngừa và điều trị giúp bạn lấy lại tự tin

4 cách trị rạn da tại nhà hiệu quả

Tùy vào mức độ rạn da mà bạn có thể lựa chọn cách trị rạn da tại nhà phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách trị rạn da tại nhà sau đây:

1. Cách trị rạn da tại nhà bằng tretinoin

Các loại thuốc bôi tretinoin (Retin-a) có chứa retinoid, một hợp chất liên quan đến vitamin A. Retinoids là thành phần có chức năng kích thích tăng sinh collagen (thường được sử dụng để điều trị nếp nhăn). Đối với những vết rạn mới, tretinoin có thể điều trị hiệu quả giúp làm mờ vết rạn nứt dễ dàng hơn. Tuy nhiên thuốc có thể làm da bạn bạn bị đỏ và bị kích thích, bong vảy. Lưu ý, không sử dụng tretinoin cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Cần có sự chỉ định của bác sĩ bởi tretinoin có thể ảnh hưởng tới thai nhi và em bé.

cách trị rạn da tại nhà

2. Bổ sung collagen

Collagen StriVectin-SD và chiết xuất từ hạt đậu lupin giúp kích thích sản xuất collagen trên da của bạn, hỗ trợ ngăn ngừa các vết rạn da.

3. Cách trị rạn da tại nhà bằng Centella Asiatica

Centella asiatica là loại kem dưỡng da không kê đơn có khả năng làm mờ các vết rạn da. Các tinh dầu thảo dược trong Centella  giúp tăng cường phát triển các tế bào trong cơ thể, tạo ra collagen và các mô da. Ngoài ra, centella asiatica còn có thể giúp chữa lành vết thương.

4. Cách trị rạn da tại nhà bằng bơ ca cao, bơ hạt mỡ, dầu ô liu, dầu vitamin E và các loại kem dưỡng ẩm khác

Những loại kem tự nhiên này có thể giúp làn da mềm mại hơn. 

Nếu muốn thử những cách trị rạn da tại nhà bằng các loại thuốc bôi, kem dưỡng da hoặc gel, bạn nên kiên trì sử dụng hằng ngày và liên tục. Khi đó, bạn cần kết hợp thoa thuốc và xoa bóp vùng da cần điều trị để sự hiệu quả theo thời gian.

Những cách trị rạn da tại nhà ở trên chỉ có tác dụng nhẹ ngoài da và có thể sử dụng đối với vết rạn mới. Để đạt được kết quả hiệu quả rõ rệt hơn, bạn nên tham khảo một số phương pháp điều trị có sự tác động mạnh hơn bằng những công nghệ tiên tiến tại một số cơ sở da liễu uy tín.

>>> Tìm hiểu thêm: Nếp nhăn: Nguyên nhân hình thành và Cách phòng ngừa

cách trị rạn da tại nhà

Cách ngăn ngừa tình trạng rạn da

Ngoài những phương pháp điều trị rạn da tại nhà, bạn cũng nên cân nhắc những các ngăn ngừa tình trạng rạn da để hạn chế được sự xuất hiện của chúng

Sử dụng kem chống nắng

Chỉ kem chống nắng không thể ngăn ngừa các vết rạn da, tuy nhiên nó có chức năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm cho các vết rạn da hiện rõ hơn. Hơn nữa, tia UV cũng làm tăng nguy cơ ung thư da

cách trị rạn da tại nhà

Một nghiên cứu cho thấy ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ sự liên kết các sợi collagen của da, tăng nguy cơ bị rạn da. Bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30+ để da được bảo vệ hiệu quả khi ra ngoài nắng.

Dưỡng ẩm cho da

Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm (trong lúc da vẫn còn ẩm) có thể giúp các sản phẩm dưỡng ẩm được hấp thụ vào da tốt hơn và giữ làn da mềm mại và săn chắc hơn.

Theo lối sống lành mạnh

Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung rau củ, trái cây, đồ ăn dinh dưỡng tốt cho cơ thể; đồng thời tập thể dục thường xuyên cũng giúp giữ cân năng nặng ổn định, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rạn da.

Tránh tăng hoặc giảm cân quá đột ngột

Hạn chế việc thay đổi cân nặng trong thời gian ngắn, rèn luyện thể hình nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai cũng rất hữu ích ngăn ngừa tình trạng rạn sa sau này.

Lưu ý, những thông tin trên mang tính chất tham khảo. Nếu các vết rạn da quá nghiêm trọng, ảnh hướng tới sức khỏe tinh thần, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị rạn da phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm vè cách trị rạn da tại nhà, giúp bạn hạn chế được các vết rạn nứt da như mong muốn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Wollina U, et al. (2017). Management of stretch marks (with a focus on striae rubrae).

http://ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC5782435/

Ngày truy cập 05/05/2022

Zasada M, et al. (2019). Retinoids: Active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments.

http://ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC6791161/

Ngày truy cập 05/05/2022

Stretch marks. (2020).

http://kidshealth.org/en/teens/stretch-marks.html

Ngày truy cập 05/05/2022

Hague A, et al. (2017). Therapeutic targets in the management of striae distensae: A systematic review.

http://jaad.org/article/S0190-9622(17)30300-6/fulltext

Ngày truy cập 05/05/2022

How to Help Stop the Appearance of Stretch Marks

https://www.stretchmarks.org/preventing/

Ngày truy cập 05/05/2022

Phiên bản hiện tại

06/05/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Chữa rạn da đùi để tự tin mặc váy ngắn

Điều trị rạn da: 8 phương pháp trị rạn da phổ biến


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 06/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo