Da tay khô bong tróc khiến bạn khó chịu và phiền toái. Da tay bị bong tróc không những làm mất tính thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến da tay khô bong tróc có thể là do bị tác động của các loại hóa chất có trong nước rửa chén, bột giặt đồ hoặc các loại hóa phẩm khác. Tình trạng này có thể khắc phục được bằng nhiều cách ngay tại nhà. Song nếu hiện tượng da bàn tay bị bong tróc không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi bạn đã cố gắng áp dụng nhiều cách, bạn nên đến đến bệnh viện để bác sĩ da liễu chẩn đoán bệnh và tìm cách điều trị. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu hiện tượng lột da tay do đâu để giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này nhé!
Vậy khô da tay là bệnh gì và tại sao da tay bị khô và bong tróc? Những nguyên nhân khiến da tay khô tróc da thường gặp bao gồm:
1. Hiện tượng bong da tay do yếu tố môi trường
Tại sao da tay bị bong tróc? Môi trường là những yếu tố tác động bên ngoài khó có thể kiểm soát như thời tiết, khí hậu, không khí…
Ngoài ra, môi trường tác động trực tiếp đến làn da tổng thể cũng như da tay của con người. Nó sẽ gây ra nhiều vấn đề có liên quan đến hiện tượng da tay khô bong tróc.
Thông thường, nhiều người hay bị khô da tay hoặc bong da tay vào mùa đông. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên tắm bằng nước nóng hoặc dùng các loại xà phòng có hoạt chất tẩy rửa mạnh, bạn cũng có thể làm tăng khả năng da tay bong tróc vảy trắng.
Để khắc phục hiện tượng da tay khô bong tróc, bạn hãy thử sử dụng các loại xà phòng có hoạt chất dịu nhẹ khi tắm hoặc vệ sinh nhà cửa. Sau đó, bạn dùng kem dưỡng ẩm da tay, và bạn tuyệt đối không nên tắm hoặc rửa tay bằng nước nóng.
2. Tay bị khô bong da và nứt do rửa tay thường xuyên
Để khắc phục nguyên nhân này, hãy tập thói quen chỉ rửa tay khi cần thiết và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ.
>> Tìm hiểu thêm: 7 cách bảo vệ da tay khi bạn phải rửa tay thường xuyên
3. Da tay bị tróc vảy trắng do sử dụng các sản phẩm có hóa chất mạnh
Một số loại hóa chất được thêm vào các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, sữa tắm và các loại mỹ phẩm khác có thể gây kích ứng, làm tay bị bong da và nứt.
Để cải thiện, bạn hãy thử thay đổi sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc có hoạt tính tẩy rửa nhẹ nhàng. Thêm một cách là bạn hãy sử dụng bao tay trong mỗi lần cọ rửa, vệ sinh nhà cửa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng da tay bị bong tróc khá hữu ích.
>>> Bạn có thể quan tâm: 10 cách phục hồi da tay bị bong tróc chỉ sau vài ngày
4. Da tay khô bong tróc do bị cháy nắng
Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài có thể khiến da bị kích ứng và tổn thương. Khi đó, da sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vài ngày sau, khu vực da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời sẽ dần sạm lại và bong ra.
Cháy nắng khiến da bị khô rát, bong vảy, phải mất vài ngày hoặc vài tuần để có thể phục hồi da. Trong thời gian đó, bạn có thể làm dịu vết bỏng bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem làm dịu da.
Cách duy nhất để bảo vệ da tay khỏi ánh nắng mặt trời là bạn cần phải bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận cho cả bàn tay trước khi ra ngoài.
5. Da tay khô bong tróc do phản ứng với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng
Khí hậu hanh khô khiến da dễ bị nứt nẻ và bong tróc. Để không gặp tình trạng da tay khô bong tróc do thời tiết, bạn cần:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng khí hậu trong nhà
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ sau khi tắm
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
- Tránh tắm nước nóng.
Tình trạng khô da tay cũng có thể xảy ra trong những tháng mùa hè. Khi đó, bạn bị đổ nhiều mồ hôi, tiếp xúc với hoạt chất trong kem chống nắng hoặc thuốc xịt côn trùng sẽ làm da bị kích ứng.
6. Thói quen mút ngón tay khiến da tay bị bong tróc
Nhiều người không biết rằng thói quen mút tay là một trong những nguyên nhân khiến da trên các đầu ngón tay bị khô đi. Đối với trẻ em, đây có thể không phải là tình trạng bất thường và trẻ có thể tự động bỏ đi thói quen này trong vô thức khi bé lớn.
Song nếu bạn là người trưởng thành mà vẫn đang duy trì thói quen này, bạn cần tìm cách từ bỏ để bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ của đôi tay.
>>> Bạn có thể quan tâm: 3 nguyên nhân khiến da tay bị khô và 8 cách khắc phục hiệu quả
7. Bị lột da tay là bệnh gì? Bệnh da liễu khác gây bong tróc
Bàn tay bị lột da là bệnh gì? Đôi khi tình trạng da tay khô bong tróc có thể là do bạn gặp vấn đề về dị ứng da, bệnh chàm, vảy nến, nhiễm trùng da,.. Vì thế, cách tốt nhất để cải thiện da tay khô là bạn nên chú trọng việc dưỡng ẩm da tay và bổ sung nhiều nước, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất và tránh sử dụng nước hoa có chứa thành phần dễ gây kích ứng cho da.
8. Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Thiếu vitamin gây bong tróc
Vậy khi da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Vitamin A, vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B3 (niacin) đều có khả năng giúp cải thiện làn da tay khô, dễ bong tróc. Vitamin C cũng giúp tạo ra collagen để chữa lành vết thương, bao gồm cả các vết nứt thường phát triển ở da khô. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm kẽm để thúc đẩy hình thành các tế bào da mới và sửa chữa những tổn thương trên da.
Vì thế khi biết da tay khô nứt nẻ là thiếu chất gì, để tránh trường hợp da tay ngày càng khô và nứt nẻ, bạn nên bổ sung vitamin C trong các bữa ăn như: quả mọng, ớt chuông, cà chua và cam. Hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, cá ngừ, bí, bông cải xanh,… sẽ giúp bạn bổ sung chất chống oxy hóa cần thiết cho làn da tay khô ráp của bạn.
Đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau xanh cũng được xem là những nguồn thực phẩm giàu vitamin B, chất xơ và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa khô da tay. Ngoài ra, bổ sung kẽm từ các thực phẩm như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, hàu, các loại hạt và đậu sẽ cung cấp protein thiết yếu cho làn da tay thêm mịn màng.
>>> Tìm hiểu thêm: Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì và cách xử lý tróc da tay
Một khi bạn đã xác định bàn tay bị tróc da là bệnh gì, nguyên nhân khiến da tay khô bong tróc và bị lột da tay là thiếu chất gì, bạn sẽ có thể tự điều chỉnh kế hoạch bổ sung vào khẩu phần ăn hợp lý và có cách điều trị da tay khô hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô da tay ngày càng trở nặng hoặc do bạn đang gặp các vấn đề về bệnh lý da liễu, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm nhất.