Có thể bạn đã nghe ai đó nói về việc dùng thuốc tránh thai trị mụn nhưng chưa biết thực hư chuyện này ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Có thể bạn đã nghe ai đó nói về việc dùng thuốc tránh thai trị mụn nhưng chưa biết thực hư chuyện này ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.
Mụn trứng cá có thể là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Việc tìm ra một loại thuốc hữu hiệu để điều trị mụn trứng cá hiệu quả cũng như ít gây ra tác dụng phụ là điều đang được quan tâm. Nhiều người thường mách nhau về cách dùng thuốc tránh thai để trị mụn. Liệu rằng phương pháp này có hiệu quả như lời đồn và nó có tác phụ nào khác? Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Mụn trứng cá xảy ra ở khoảng 70–87% trong tổng số những người bước vào giai đoạn dậy thì. Bởi có lẽ thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể (androgen) thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Bã nhờn khi kết hợp cùng với các tế bào da chết sẽ gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó gây ra mụn.
Rất nhiều người bị mụn trứng cá mà vẫn không thể kiểm soát chúng bằng các biện pháp điều trị thông thường. Thuốc tránh thai cũng có thể coi là một phương pháp trị mụn hiệu quả, nhờ vào tác dụng ức chế chế nồng độ testosterone (là một loại nội tiết androgen) trong cơ thể, dẫn đến lượng dầu sản xuất bởi tuyến bã giảm xuống, hạn chế nguy cơ gây ra mụn.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc tránh thai trị mụn như:
Tác dụng của thuốc tránh thai là ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và ngăn ngừa sự thụ thai. Thuốc thường có tác dụng là rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.
Thuốc ngừa thai có chữa estrogen, thành phần này có tác dụng giữ muối và nước làm cho phụ nữ tăng cân, đôi khi khiến họ có cảm giác sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Ngoài ra, thành phần progestin có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.
Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến nội tiết tố, do đó sẽ gây ra khô mắt và ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bạn hãy đến khám bác sĩ nếu tình trạng khô mắt và giảm thị lực xảy ra nhé.
Các hormone trong thuốc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh. Do đó, khi sử dụng thuốc bạn có thể bị trầm cảm hoặc tâm trạng thay đổi thất thường. Bạn đi khám ngay nếu bạn thấy mình có dầu hiệu của bệnh trầm cảm.
Bạn không nên dùng thuốc tránh thai nếu bạn đang bị các bệnh về gan, thận hay mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch hay mạch máu, bệnh ung thư hoặc bệnh động kinh. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc những người thường xuyên hút thuốc cũng không nên dùng thuốc này.
Lưu ý:
Trên lý thuyết thì thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến việc sinh con, ngưng dùng thuốc một thời gian thích hợp sẽ có con. Tuy nhiên, thực tế thì nếu bạn cứ đưa nội tiết tố vào cơ thể một cách thường xuyên, cơ chế sản sinh nội tiết tố của buồng trứng sẽ đi vào chế độ “nghỉ ngơi”, khi bạn ngừng uống nội tiết tố thay đổi làm buồng trứng cần thời gian để hoạt động tốt trở lại.
Để giúp giảm mụn, ngoài việc dùng thuốc, bạn nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Những thói quen sau có thể giúp bạn hạn chế tình trạng mụn trợ nặng hơn như:
Trên là những chia sẻ về tác dụng của thuốc tránh thai trị mụn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong việc loại bỏ mụn trứng cá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc tránh thai trị mụn phù hợp hay bất kỳ lựa chọn nào khác nhé.
Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn con cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì” để biết cách điều trị hợp lý nhé.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!