backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Thâm mụn bao lâu thì hết?

Hỏi đáp Bác sĩ: Thâm mụn bao lâu thì hết?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ,

Tôi làm việc tại văn phòng và phải thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Do làn da tôi thuộc tuýp da mụn nhạy cảm nên da bắt đầu bùng phát các đợt mụn ẩn, mụn bọc,.. Và sau khi tôi thử nặn mụn tại nhà, thì các vết mụn dần xẹp lại, không còn nhân mụn nhưng vẫn để lại tình trạng các vết mụn thâm ở khắp mặt. Bác sĩ cho tôi hỏi, thâm mụn bao lâu thì hết và những hoạt chất nào giúp giảm tình trạng thâm mụn? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Thanh Hương (1996)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

– Với câu hỏi thâm mụn bao lâu thì hết, bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh, chuyên khoa Da liễu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ giải đáp như sau:

Thâm mụn bao lâu thì hết

Nguyên nhân hình thành các vết thâm mụn là do quá trình nặn mụn sai cách. Cơ địa của mỗi người khác nhau, trị mụn không đúng cách hoặc không che chắn làn da trước tác động của mặt trời khiến mụn bùng phát trở lại. Từ đó khiến cho làn da bị tăng sắc tố do lượng melanin sản xuất nhiều hơn. Đối với câu hỏi thâm mụn bao lâu mới hết, thâm mụn sẽ mờ dần đi từ 3-6 tháng, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào môi trường, mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng thâm mụn, cơ địa, cách chăm sóc và điều trị mụn thâm,..

Đối với làn da không còn mụn, chỉ để lại các vết thâm nông, nhạt màu thì mụn thâm có thể tự mờ đi sau 3 tháng. Bên cạnh đó, đối với các loại mụn thâm diện tích rộng, bám sâu trên da thì có thể mất khoảng thời gian dài hoặc thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn trên da.

Vết thâm sau mụn bao lâu thì hết để làn da sạch mịn như ban đầu. Để sớm cải thiện làn da khỏe đẹp, một số bạn áp dụng các quy trình trị mụn tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng quá trình trị mụn cần phải mất ít nhất 4 tháng mới phát huy hết tác dụng. Và nếu bạn liên tục thay đổi sản phẩm trị mụn, thì bạn có thể gặp tình trạng kích ứng da và dễ phát sinh mụn mới. 

Một số hoạt chất trong các sản phẩm trị mụn mà bạn có thể tham khảo tìm mua để đẩy nhanh tốc độ phục hồi làn da sau nặn mụn như: Benzoyl Peroxide 2,5-5%, Salicylic Acid (BHA) 2%, Glycolic Acid (AHA), Azelaic Acid, Retinol… Để đảm bảo an toàn cho làn da tránh bị kích ứng với các thành phần trên, bạn nên test thử sản phẩm trên 1 vùng da nhỏ ở mặt trong cánh tay trước khi quyết định thoa lên các vết mụn thâm.

Ngoài ra, vốn dĩ làn da mụn rất nhạy cảm. Do đó nếu bạn rửa mặt nhiều hơn 2 lần/ngày có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. 

Vì bạn cũng thường xuyên đến văn phòng nên bạn cần chú ý che chắn làn da cẩn thận bằng cách mặc áo khoác dài tay, đeo găng tay, kính râm,.. kết hợp thoa kem chống nắng để hạn chế việc làn da bị tăng sắc tố sau khi tiếp xúc với tia cực tím.

Cuối cùng, bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu ngay khi nhận thấy tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn, hoặc khi xuất hiện các nốt mụn nang. Vì các loại mụn nang thường có nguy cơ cao để lại sẹo khi chúng lành hẳn.

– Bạn có thể xem thêm các bài viết về cách làm mờ vết thâm và chăm sóc da mụn sau đây: 

Thâm đỏ sau mụn: Nguyên nhân và sản phẩm điều trị thâm hiệu quả

Cách làm mờ vết thâm sẹo lâu năm

4 tuyệt chiêu phục hồi vết thâm mụn

Trân trọng!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

9 things to try when acne won’t clear https://www.aad.org/public/diseases/acne/diy/wont-clear Ngày truy cập: 15/1/2022

Vết thâm bao lâu thì hết? Có tự hết hay không? https://thanhkhetay.danang.gov.vn/question/vet-mun-tham-bao-lau-thi-het-co-tu-het-hay-khong Ngày truy cập: 15/1/2022

Topical Acne Drug Products for Over the-Counter Human Use — Revision of Labeling and Classification of Benzoyl Peroxide as Safe and Effective

https://www.fda.gov/files/drugs/published/Topical-Acne-Drug-Products-for-Over-the-Counter-Human-Use–Revision-of-Labeling-and-Classification-of-Benzoyl-Peroxide-as-Safe-and-Effective.pdf Ngày truy cập: 15/1/2022

Over-the-counter Acne Treatments https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC3366450/ Ngày truy cập: 15/1/2022

Acne – self-care https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000750.htm Ngày truy cập: 15/1/2022

Phiên bản hiện tại

10/02/2022

Tác giả: Vy Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Gel giảm mụn, mờ thâm Actidem Derma Extra và cách sử dụng hiệu quả

Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách ngừa sẹo và thâm mụn


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 10/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo