backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xông mặt bằng tỏi có tác dụng gì? Hướng dẫn cách xông hơi hiệu quả

Tham vấn y khoa: Phòng khám Da liễu Thái Hà · Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 05/10/2023

Xông mặt bằng tỏi có tác dụng gì? Hướng dẫn cách xông hơi hiệu quả

Xông mặt bằng tỏi là cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tự làm ở nhà. Vậy xông mặt bằng tỏi có tác dụng gì đối với da mặt? 

Từ xưa, dân gian truyền tai nhau những lợi ích mà tỏi mang lại cho sức khỏe cơ thể nói chung và cho làn da nói riêng. Cùng tìm hiểu xông mặt bằng tỏi có tốt không, cũng như cách xông mặt bằng tỏi đúng cách và an toàn cho da qua bài viết dưới đây nhé.

Xông mặt bằng tỏi có tác dụng gì?

Bên cạnh có tác dụng chống cảm cúm, với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và khử trùng từ hoạt chất allicin, khi dùng ngoài da tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp giảm sưng viêm, và cải thiện lưu thông máu dưới da. 
  • Cung cấp độ ẩm: Tỏi có tác dụng làm dịu da, giảm bong tróc, nứt nẻ, giữ cho độ ẩm ổn định cho da
  • Ngăn ngừa các loại nấm: Đặc tính chống nấm của tỏi có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về nấm da
  •  Se khít lỗ chân lông: Các lỗ chân lông sẽ thu nhỏ lại khi rửa mặt lại với nước mát sau khi xông hơi
  • Lưu thông máu: Xông mặt giúp da thư giãn, da trở nên hồng hào tự nhiên nhờ máu lưu thông được tốt hơn sau khi xông mặt bằng tỏi
  • Tẩy tế bào chết: Phương pháp này hỗ trợ tẩy tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên lỗ chân lông; Đồng thời ngăn ngừa mụn xuất hiện
  • Chứa nhiều dinh dưỡng cho da: Tỏi chứa vitamin B và C, canxi, magie, đồng, kẽm, kali, selen có lợi cho da,  kiểm soát chất nhờn cho da
  • Thúc đẩy lành vết thương: Việc bôi chiết xuất tỏi tại chỗ có lợi đối với bệnh vẩy nến, rụng tóc từng mảng, sẹo lồi, chữa lành vết thương
  • Trị mụn: Đặc tính kháng khuẩn và chất chống oxy hóa của tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Một nghiên cứu cho thấy thoa tỏi sống lên da mụn có thể làm chúng biến mất. Tuy nhiên, tỏi sống có thể gây rát da, vì vậy hãy thận trọng nếu bạn sử dụng phương pháp này.
  • Ngăn ngừa lão hoá da: Đặc tính chống oxy hóa của tỏi giúp bảo vệ da, chống lại các gốc tự do, cũng như có tác dụng điều trị hiệu quả các dấu hiệu lão hóa da. Ngoài ra, phương pháp xông mặt bằng tỏi còn làm sáng da, tăng độ đàn hồi và giúp da khoẻ hơn.
  • Trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng: Với những công dụng của tỏi kết hợp hơi nóng của hơi nước, phương pháp xông mặt sẽ giúp mở lỗ chân lông, loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
xông mặt bằng tỏi
Xông tỏi lên mặt có tác dụng gì?

>>> Đọc thêm: 7 cách xông hơi mặt bằng sả cải thiện làn da

Hướng dẫn cách xông mặt bằng tỏi đúng cách

Chỉ với nguyên liệu đơn giản tại nhà, bạn có thể tiến hành các bước xông mặt bằng tỏi như:

  • Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ
    • 3 củ tép
    • Nồi đun sôi 
    • Khăn trùm đủ để trùm mặt
  • Bước 2: Tách vỏ củ tỏi và cho vào cối giã nhuyễn
  • Bước 3: Để sẵn tỏi nhuyễn vào cái tô lớn, đổ nước sôi vào
  • Bước 4: Lấy khăn trùm kín đầu lại, đưa mặt ra xông hơi nước 10 phút. Nếu thấy quá nóng hoặc kích ứng da thì có thể giảm thời gian xuống.
  • Bước 5: Sau khi xông, bạn có thể rửa mặt lại với nước thường

>>> Xem thêm: Xông mặt trị mụn: Làm sao để hiệu quả?

Tác dụng phụ khi xông mặt với tỏi

Mặc dù tỏi có nhiều lợi ích cho làn da, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến làm bỏng da, khô da, gây bong tróc và phồng rộp.

Một số tác dụng phụ tiềm ẩn khi xông mặt bằng tỏi như:

  • Bỏng da
  • Viêm da do bị tổn thương
  • Kích ứng, ngứa da, đỏ da hoặc phát ban
  • Làm nặng hơn tình trạng mụn trứng cá
  • Da mẩn đỏ nặng hơn do làm giãn nở các mạch máu dưới da

Cách xông mặt bằng tỏi

Bạn có thể xem thêm: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Những lưu ý khi sử dụng tỏi để xông mặt

Ngoài việc xông tỏi có tác dụng gì, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Đối với tình trạng da đang bị tổn thương bạn không nên tiến hành xông mặt. 
  • Thời gian xông: Không thực hiện xông mặt quá lâu, không quá 10 phút. Xông mặt quá lâu có thể lấy mất đi lớp dầu tự nhiên của da
  • Chú ý giữ khoảng cách: Để tránh gây bỏng da, gây hại cho mắt và bộ phận khác, bạn nên giữ khoảng cách an toàn để hạn chế gây tổn thương làn da
  • Tần suất xông: Dù xông mặt bằng tỏi hay bất kỳ nguyên liệu nào, bạn chỉ nên thực hiện 2-3 lần mỗi tuần. Nếu da khô hoặc kích ứng thì không nên xông mặt vì hơi nóng có thể làm tình trạng da nặng hơn.
  • Nếu da bạn bị dị ứng hay có phản ứng khi xông mặt bằng củ tỏi, bạn nên ngừng và rửa mặt lại với nước.
  • Nên rửa lại với nước để da se khít lỗ chân lông, đồng thời nên thoa lại dưỡng ẩm hay serum để giúp da cân bằng lại độ ẩm.
  • Không thực hiện đối với chứng đỏ mặt (tình trạng ửng đỏ của da hay bệnh rosacea), vỡ mao mạch dưới da, viêm da, da nhạy cảm hoặc dễ bị chàm.

>>> Xem thêm: Đắp mặt nạ bằng lá tía tô: Bí quyết trị nám, trị mụn hiệu quả

Xông mặt bằng tỏi là phương pháp dân gian không những giúp thư giãn, ngăn ngừa cảm cúm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho da. Lưu ý mặc dù tỏi có chứa nhiều chất tốt cho da nhưng nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Phòng khám Da liễu Thái Hà

Da liễu · Phòng khám da liễu - PTTM Bác sĩ Thái Hà


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 05/10/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo