Tẩy da chết bằng dầu dừa đang là một trong các phương pháp tẩy da chết phổ biến cho da. Nếu biết kết hợp các nguyên liệu đúng cách, bạn đã có thể giúp da loại bỏ vi khuẩn, bã nhờn, giúp thông thoáng lỗ chân lông cho da.
Thông tin kiểm chứng bởi Tố Quyên
Tẩy da chết bằng dầu dừa đang là một trong các phương pháp tẩy da chết phổ biến cho da. Nếu biết kết hợp các nguyên liệu đúng cách, bạn đã có thể giúp da loại bỏ vi khuẩn, bã nhờn, giúp thông thoáng lỗ chân lông cho da.
Vậy tác dụng của dầu dừa cho da là gì? Cùng tìm hiểu top 5 các tẩy da chết bằng dầu dừa dưới đây!
Dầu dừa từ lâu là nguyên liệu mang nhiều hiệu quả trong chăm sóc da và tóc. Dầu dừa không những an toàn mà còn giúp cải thiện nhiều tình trạng da khác nhau. Dầu dừa có tác dụng cho da như:
Dầu dừa có lợi trong việc giữ độ ẩm cho làn da, giúp da mềm mại và ngậm nước. Nhờ đó mà nguyên liệu này cũng hỗ trợ duy trì chức năng như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành vết sẹo và duy trì tính toàn vẹn của da.
Theo một nghiên cứu kéo dài hai tuần cho thấy dầu dừa cải thiện đáng kể quá trình dưỡng ẩm cho da và có hiệu quả tương đương với dầu khoáng.
>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết
Dầu dừa có đặc tính chống viêm, có lợi cho da dễ bị kích ứng, nứt nẻ. Theo nghiên cứu năm 2013 trên động vật đã chỉ ra rằng dầu dừa có thể làm giảm viêm bằng cách cải thiện tình trạng chống oxy hóa và giảm stress oxy hóa trên da.
Thành phần axit lauric trong dầu dừa có tác dụng trong việc sản xuất collagen. Collagen giúp da duy trì độ săn chắc và đàn hồi. Từ đó giúp da duy trì và sản xuất collagen, loại bỏ sự hình thành của một số vết chân chim và nếp nhăn.
>>> Tìm hiểu: 11 công dụng của dầu dừa mà bạn không ngờ đến
Với một số nguyên liệu đơn giản tại nhà, bạn có thể tự làm và áp dụng một số cách tẩy da chết bằng dầu dừa sau:
Đường là một nguồn axit glycolic tự nhiên, là một axit alpha hydroxy. Chất có tác dụng thay đổi và tái tạo tế bào, giúp làn da tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. Bạn có thể sử dụng đường trắng hoặc đường nâu kết hợp với dầu dừa để tẩy tế bào chết.
Cách thực hiện như sau:
Bạn có thể thực hiện tẩy tế bào chết bằng dầu dừa và đường 1 lần mỗi tuần.
>>> Tìm hiểu thêm: 7 cách chăm sóc môi mịn màng tự nhiên tại nhà
Theo nghiên cứu, caffeine và axit chlorogenic (CGA) có trong hạt cà phê có thể giúp giảm viêm do các vấn đề về da như eczema, mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. Ngoài ra, bã cà phê có khả năng trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng da nhờ các đặc tính kháng khuẩn của CGA và caffein. Bạn có thể thực hiện tẩy da chết bằng dầu dừa và cà phê bằng cách:
Lưu ý chỉ nên áp dụng phương pháp này 1 lần một lần trong tuần
Mật ong không những giúp tẩy tế bào chết và chống viêm, mà còn giúp giữ ẩm cho da và ngăn ngừa mụn rất tốt. Bạn có thể kể kết hợp dầu dừa và mật ong để tăng tính hiệu quả bằng các bước sau:
Bạn sẽ cảm giác da mịn màng hơn sau đó. Bạn có thể thực hiện 2 lần mỗi lần cho da, giúp da thông thoáng lỗ chân.
Muối hoạt động như một chất tẩy tế bào chết cơ học, loại bỏ các tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn, để lại làn da mịn màng, mềm mại và tươi sáng hơn.
Thực hiện kết hợp tẩy da chết bằng dầu dừa và muối sẽ giúp tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn. Các bước thực hiện:
Lưu ý chỉ nên thực hiện 1 lần mỗi tuần
>>> Đọc thêm: Giải đáp: Dùng kem chống nắng có cần tẩy trang không?
Baking soda từ lâu nổi tiếng với khả năng làm sạch các tế bào chết cho da. Thực hiện kết hợp dầu dừa và baking soda bằng các bước:
Chỉ nên thực hiện 1-2 lần mỗi tuần cho da
Các cách tẩy da chết bằng dầu dừa trên không những giúp tẩy tế bào chết mà còn hỗ trợ loại bỏ mụn đầu đen trên da mặt rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số điều sau:
>>> Tìm hiểu thêm: Kem chống nắng cho da khô: Chọn sao cho đúng?
Với 5 cách tẩy da chết bằng dầu dừa trên, bạn đọc có thể dễ dàng có những công thức đơn giản để tẩy da chết, để lấy làn da mịn màng tự nhiên như mong muốn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi
Tố Quyên
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!