backup og meta

Tại sao sử dụng retinol bị sạm da và cách khắc phục thế nào?

Tại sao sử dụng retinol bị sạm da và cách khắc phục thế nào?

Tại sao sử dụng retinol bị sạm da đang là thắc mắc của nhiều người chăm sóc da với thành phần này. Không thể phủ nhận những lợi ích của các hoá chất mang lại cho làn da, đặc biệt là retinol. Tuy nhiên một số người sử dụng không đúng cách khiến da bị sạm hoặc bị những tác dụng phụ khác.

Cùng tìm hiểu tại sao sử dụng retinol bị sạm da để có cách khắc phục kịp thời qua bài viết dưới đây!

Retinol là gì?

Retinol là chất dẫn xuất vitamin A có lợi cho da đặc biệt đối với vấn đề lão hoá da. Bởi theo thời gian, tốc độ chuyển hóa tế bào của da chậm lại. Trong khi vitamin A trong retinol có tác dụng tăng tốc độ tái tạo tế bào trên da của bạn.

Một số tác dụng đặc trưng của retinol đối với làn da như:

  • Giúp củng cố hàng rào bảo vệ làn da
  • Giữ độ ẩm cho da 
  • Cải thiện độ đàn hồi của da, hạn chế các vấn đề lão hoá da như nám da, chảy xệ, nếp nhăn,…
  • Đảm bảo kết cấu của da.

Sử dụng retinol bị sạm da

>>> Đọc thêm: Retinol là gì? Công dụng và cách dùng retinol trị mụn, chống lão hóa da

Tại sao sử dụng retinol bị sạm da? 

Trước khi giải đáp tại sao sử dụng retinol bị sạm da, bạn cần hiểu tình trạng phản ứng mà sau khi một số người sử dụng retinol. Đặc biệt đối với người mới sử dụng retinol lần đầu. Các phản ứng có thể là:

  • Da bị ửng đỏ hoặc sạm da
  • Da khô, bong da
  • Da bị kích thích.

Sử dụng retinol bị sạm da

Tại sao dùng retinol bị sạm da? Nguyên nhân chính sử dụng retinol bị sạm da là do: 

Sau khi sử dụng retinol, làn da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì vậy khi sử dụng retinol nếu không bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời, da sẽ dễ bắt nắng gây sạm da.
  • Hơn nữa, khi mới sử dụng retinol, các tế bào da sẽ bị thay đổi cách hoạt động. Sự thay đổi này trên da sẽ tác động đến lớp trên cùng (biểu bì) và các lớp sâu hơn của da (lớp hạ bì). Vì vậy lúc này, làn da sẽ phải trải qua quá trình da bị mỏng và yếu dần, cũng như cần có thời gian để hồi phục. 
  • Trong thời gian phục hồi này, nếu các tia UV trong ánh sáng mặt trời tác động lâu dần làn da sẽ xuất hiện các đốm nâu và sạm da
  • Ban đầu có thể bạn đã sử dụng lượng retinol nhiều hơn với chỉ định, cường độ cao hoặc tần suất nhiều khiến da bị yếu và dễ tổn thương hơn.

Sử dụng retinol bị sạm da phải làm sao?

Khi sử dụng retinol bị sạm da, bạn cần điều chỉnh cách chăm sóc và có thể áp dụng một số cách khắc phục như:

Ban ngày:

Sử dụng retinol bị sạm da

  • Duy trì thói quen luôn sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài. Nhớ thoa lại kem sau 2-3 tiếng nếu có tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
  • Mặc áo dài, mũ nón vành rộng, kính râm để che chắn ánh nắng cho da
  • Hạn chế ra ngoài vào giờ cường độ cực tím cao, ánh sáng trời hoạt động mạnh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, để da hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách kết hợp retinol và peptide hiệu quả cho da

Buổi tối:

  • Bạn nên ưu tiên sử dụng retinol vào buổi tối để da không bị bắt nắng
  • Sau khi sử dụng hoạt chất này, da bạn dễ bị kích ứng và yếu, bạn nên áp dụng kem dưỡng hoặc serum dưỡng da để da được làm dịu, tránh những tác dụng phụ gây bỏng rát mà retinol có thể gây ra.

Đối với trường hợp retinol hiệu quả cho da của bạn, bạn nên kiên trì sử dụng từ 8-12 tuần để retinol phân tán lượng melanin biến mất dần.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình da phản ứng bị ngứa đỏ, hay da bị dị ứng, nên dừng sử dụng retinol để tránh làm tình trạng da nghiêm trọng hơn.

>>> Tham khảo thêm: Có nên kết hợp niacinamide và hyaluronic acid trong skincare?

Cách sử dụng retinol đúng cách để có hiệu quả tốt

Sử dụng retinol bị sạm da

Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên áp dụng loại retinol có nồng động thấp (từ 0,25% đến 0,3%) để kiểm tra xem liệu da có tác dụng phụ gì không, sau đó bạn có thể tăng dần nồng độ  phù hợp.

Tương tự như quy trình chăm sóc da thường ngày, bạn nên bổ sung retinol trong quy trình chăm sóc da như sau:

  • Bước 1: Làm sạch da: Sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ các bụi bẩn, lớp trang điểm trên da mặt
  • Bước 2: Rửa mặt: Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ dầu thừa và những lớp kem chống nắng còn sót lại để các dưỡng chất ở các bước sau được hấp thụ vào da tốt hơn
  • Bước 3: Sử dụng toner để cân bằng lại độ pH cho da
  • Bước 4: Áp dụng retinol: Lưu ý cần để da khô tự nhiên rồi áp dụng một  lượng nhỏ retinol lên mặt
  • Bước 5: Dưỡng da bằng kem dưỡng hoặc serum để làm dịu da, kiểm soát những tác dụng của retinol 
  • Bước 6: Luôn thoa kem chống nắng nếu là ban ngày.

>>> Đọc thêm: Có nên kết hợp niacinamide và vitamin C trong skincare?

Hy vọng bạn đọc đã có lời giải đáp cho mình tại sao sử dụng retinol bị sạm da để từ đó có cách khắc phục và điều chỉnh cách sử dụng phù hợp kịp thời. Nếu biết cách tận dụng những lợi ích của retinol mang lại, làn da sẽ trở nên mịn màng, trắng sáng hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2699641/

Ngày truy cập 28/09/2022

Do retinoids really reduce wrinkles?

https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/do-retinoids-really-reduce-wrinkles

Ngày truy cập 28/09/2022

Retinol

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23293-retinol#:~:text=Don’t%20scrub%20your%20skin,retinol%20only%20every%20other%20day.

Ngày truy cập 28/09/2022

Retinol topical

https://www.aocd.org/page/Retinoidstopical

Ngày truy cập 28/09/2022

Topical Retinoid Treatment: Tretinoin (Retin-A), Differin, Tazorac 

https://thrive.kaiserpermanente.org/care-near-you/northern-california/santarosa/wp-content/uploads/sites/15/2015/09/Topical-Retinoid-Treatment_tcm75-433101.pdf

Ngày truy cập 28/09/2022

Phiên bản hiện tại

29/09/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Tác dụng khi kết hợp retinol và niacinamide cho da

Kết hợp retinol và vitamin C có tốt cho da?


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 29/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo