backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Có nên sử dụng sản phẩm non comedogenic khi chăm sóc da?

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 24/05/2022

Có nên sử dụng sản phẩm non comedogenic khi chăm sóc da?

Thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da. Việc hiểu làn da của mình và nghiên cứu các thành phần của sản phẩm cũng rất quan trọng trong quy trình dưỡng da. Nhiều người được khuyên sử dụng sản phẩm non comedogenic để duy trì sức sống cho làn da. Vậy non comedogenic là gì? Có nên sử dụng sản phẩm non comedogenic trong quy trình chăm sóc da của bạn?

Non comedogenic là gì?

Comedo (nhân mụn) là tình trạng nang lông hoặc lỗ chân lông trên da bị bít tắc do dầu thừa trên da, từ đó hình thành nên mụn. Các sản phẩm Non comedogenic chỉ sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông khi thoa trên da. Ngược lại, các thành phần có thể gây ra nhân mụn và gây bít nang lông được gọi là “comedogenic”.

Thông thường sản phẩm non comedogenic phù hợp cho những người có làn da dầu và da dễ bị mụn.

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn các bước skincare cho da mụn

Lợi ích của các sản phẩm non comedogenic trong chăm sóc da

Tùy vào tình trạng da mà sản phẩm non comedogenic có thể có một số tác dụng nhất định. Sản phẩm non comedogenic trong chăm sóc da có thể phát huy hiệu quả nếu bạn biết tận dụng những lợi ích của non comedogenic sau đây:

  • Hạn chế tình trạng bùng phát mụn: Nguyên nhân chính gây tình trạng mụn thường do sự tích tụ dầu thừa, vi khuẩn, bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Các yếu tố gây ra nhân mụn như da dầu tự nhiên, tế bào chết, trang điểm hoặc các sản phẩm khác bị mắc kẹt trong lỗ chân lông. Các sản phẩm non comedogenic không có khả năng gây ra các yếu tố này nên chúng hạn chế gây ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng
  • Thông thoáng lỗ chân lông, giúp da “dễ thở”
  • Giúp da mịn màng, hạn chế bóng nhờn da.

non comedogenic

Lưu ý các sản phẩm non comedogenic không phải là sản phẩm đặc trị cho tình trạng mụn trứng cá mà sản phẩm này chỉ hỗ trợ giúp ngăn ngừa tình trạng mụn trầm trọng hơn. Một số sản phẩm non comedogenic được kết hợp với với những hoạt chất khác giúp tẩy tế bào chết và thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả hơn.

>>> Đọc thêm: Bạn đã chăm sóc da nhờn đúng cách?

Sản phẩm non comedogenic và oil-free có giống nhau không?

Nhiều người nhầm lẫn giữa sản phẩm non comedogenic và oil-free. Tuy nhiên, một số sản phẩm non comedogenic vẫn có thể chứa dầu. Mặt khác, ở sản phẩm không chứa dầu (oil-free) đều không chứa bất kỳ loại dầu nào (animal-based: sản phẩm dầu chiết xuất từ động vật, plant-based: dầu thực vật, hay mineral oils: dầu khoáng). Những người da dầu thường dễ dẫn đến tình trạng tình trạng mụn trứng cá. Vì vậy, các sản phẩm oil-free được sản xuất để dành cho da dầu.

Các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm như kem nền (foundation) thì non comedogenic có nhiều thành phần hơn và hầu hết sản phẩm non comedogenic có chức năng giống với oil-free. Tuy nhiên không phải sản phẩm oil-free nào cũng là sản phẩm non comedogenic. Ngay cả kem nền không có dầu (oil-free), nó vẫn có thể bao gồm một số chất kích thích, như silicon.

Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường bị hiểu nhầm là sản phẩm non comedogenic trong khi thực chất chúng là oil-free. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ các thành phần của sản phẩm trước khi áp dụng bôi lên mặt để đảm bảo an toàn cho da.

Các thành phần trong sản phẩm non comedogenic 

Việc có nên sử dụng sản phẩm non comedogenic hay không còn phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người và trong sản phẩm non comedogenic chứa thành phần gì. Theo nghiên cứu, hầu hết các thành phần về sản phẩm non comedogenic thường chứa:

1. Các thành phần trong sản phẩm non comedogenic cho da mụn: 

Đối với da mụn, bạn nên kiểm tra danh sách của thành phần trên nhãn và bao bì sản phẩm để tối ưu hiệu quả chăm sóc da. Một số thành phần bạn nên tìm để sử dụng hỗ trợ kiểm soát mụn như:

  • Benzoyl peroxide: Sử dụng kem bôi da sử dụng tại chỗ chưa benzoyl peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá, làm khô cồi mụn, hạn chế tình trạng tăng sắc tố da sau viêm.
  • Resorcinol: loại thuốc được kê đơn, kết hợp với các thành phần khác, giúp điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm, viêm da, bệnh vẩy nến và mụn cóc.
  • Salicylic acid: Hỗ trợ tẩy tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông 
  • Sulphur: Thành phần phù hợp với da nhạy cảm, kiểm soát dầu trên da, loại bỏ tế bào chết và ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây mụn trên da
  • Các loại dầu cần thiết: Một số sản phẩm non comedogenic có chứa dầu như tinh dầu chiết xuất từ hạt hoặc nụ hoa của cây tầm xuân (rosehip seed oil), dầu neem (neem oil), dầu hạt nho (grapeseed oil), dầu hạt gai dầu (hemp seed oil), dầu hạnh nhân (sweet almond oil),..

non comedogenic

>>> Xem thêm: Cách chọn dầu dưỡng da phù hợp cho làn da mịn như sương

Ngoài ra một số nguyên liệu được biết đến có các thành phần non comedogenic như: nha đam, nước hoa hồng, vitamin C, vitamin E, niacinamide, allantoin, glycerin cetearyl alcohol, polyethylene glycol, sodium hyaluronate, hyaluronic acid carmine,…

2. Các thành phần comedogenic nên tránh

Một số thành phần mà bạn cần lưu ý trên bao bì và nên tránh khi sử dụng trong chăm sóc da:

  • Isopropyl palmitate
  • Isopropyl isostearate
  • Butyl stearate
  • Isostearyl neopentanoate
  • Decyl oleate
  • Myristyl myristate
  • Octyl stearate
  • Isocetyl stearate
  • Octyl palmitate
  • Propylene glycol-2
  • Myristyl propionate
  • Acetylated
  • D-C red dyes
  • Ethoxylated lanolin

Mẹo nhỏ khi sử dụng sản phẩm non comedogenic 

Mẹo nhỏ cho bạn: Bạn có thể thử dùng trên vùng tay hoặc cổ để kiểm tra da có nhạy cảm với các thành phần của sản phẩm non comedogenic trước. Sau đó, từ từ sử dụng 2-3 lần trong tuần để da bắt đầu quen và thích ứng với các thành phần của sản phẩm. 

Đối da mụn, bạn có thể sử dụng sản phẩm non comedogenic theo các bước skincare cơ bản sau:

  • Skincare buổi sáng
  1. Rửa mặt nhẹ nhàng
  2. Sử dụng dưỡng ẩm non comedogenic 
  3. Sử dụng kem chống nắng non comedogenic 

non comedogenic

  • Skincare buổi tối 
  1. Tẩy trang và rửa mặt nhẹ nhàng
  2. Sử dụng nước hoa hồng cân bằng độ pH cho da
  3. Sử dụng thuốc bôi trị mụn như retinol
  4. Sử dụng dưỡng ẩm non comedogenic .

>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết

Một làn da đẹp không chỉ đòi hỏi hiểu làn da của chính mình mà còn cần sự tìm hiểu về các thành phần của sản phẩm trước khi thoa lên da. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm non comedogenic và giải đáp có nên sử dụng các sản phẩm non comedogenic hay không.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 24/05/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo