Niacinamide là dạng vitamin B3 có lợi cho da trong việc chống lão hoá và chống viêm. Tuy nhiên, một số người dùng niacinamide bị lên mụn khiến họ lo lắng không biết có nên ngưng sử dụng niacinamide. Vậy tại sao dùng niacinamide bị lên mụn?
Cùng tìm hiểu nguyên nhân dùng niacinamide bị lên mụn và cách xử lý qua bài viết dưới đây!
Niacinamide là gì?
Niacinamide còn được gọi là nicotinamide, là một dẫn xuất của vitamin B3. Niacinamide có chứa thành phần chống oxy hóa và chống viêm được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ. Thông thường, sản phẩm niacinamide được sử dụng bởi những lợi ích mà nó mang lại như:
- Giảm sưng đỏ
- Giúp giảm sản xuất bã nhờn (dầu thừa)
- Cải thiện độ ẩm cho da (hydrate hóa)
- Củng cố hàng rào giúp bảo vệ da
- Giảm tình trạng rối loạn sắc tố da.
Ngoài ra, niacinamide được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu như:
- Mụn trứng cá
- Chứng đỏ mặt rosacea
- Tăng sắc tố da
- Viêm da dị ứng
>>> Đọc thêm: Niacinamide trong mỹ phẩm có công dụng gì đối với làn da?
Tại sao dùng niacinamide lên mụn?
Một số người dùng khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da này gặp các tác dụng phụ của niacinamide như đỏ da, da đẩy mụn, da bị kích thích. Niacinamide không làm tăng tốc độ sản xuất các tế bào da, mà chính quá trình đẩy mụn xảy ra khiến thay đổi các tế bào trong da. Trong khi hoạt động tái tạo tế bào da mới giúp lấy lại một làn da mới khỏe mạnh hơn.
Theo một nguồn nghiên cứu năm 2015, quá trình đẩy mụn này có thể gây ra nổi mụn tạm thời. Thậm chí là mụn mủ – một dạng mụn trứng cá gây ra những vết sưng chứa mủ. Đây là tác dụng phụ có thể có do các thành phần hoạt động như retinoids. Một số nguyên nhân dùng niacinamide bị lên mụn như:
1. Sử dụng nồng độ và hàm lượng quá cao
Niacinamide là hoá chất hòa tan cao trong chăm sóc da. Bạn chỉ cần sử dụng niacinamide với nồng độ ở mức 3-5% lên cho làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng niacinamide có nồng độ hơn 5% có thể gây kích ứng, nóng đỏ và ngứa da.
Hơn nữa, nên cẩn thận khi sử dụng nhiều sản phẩm có chứa niacinamide cùng một lúc. Bởi việc tăng liều niacinamide có thể tạo các tác dụng không mong muốn cho da. Nếu sử dụng niacinamide đúng cách, niacinamide sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho da, đặc biệt về việc duy trì độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa da.
2. Bị tác dụng phụ Axit nicotinic
Niacinamide (nicotinamide) là một amide của axit nicotinic. Trong khi đó, nồng độ của axit nicotinic có liên quan đến các tác dụng phụ da khác nhau như gây đỏ, kích thích da, thậm chí khiến mụn trứng cá trầm trọng hơn. Hiện nay, nhiều sản phẩm huyết thanh niacinamide có sẵn trên thị trường chứa hàm lượng axit nicotinic cao, khiến tăng khả năng bùng phát mụn.
3. Dùng niacinamide sai cách
Các thành phần axit khác trong các công thức niacinamide cũng có thể làm tăng nồng độ axit niacinamide, và có thể chuyển đổi hóa học thành axit nicotinic khi được kết hợp với axit mạnh.
Mẹo hay
4. Không hợp với sản phẩm chứa Niacinamide
Niacinamide được cho là hoạt chất an toàn và lành tính với da; Tuy vậy, một số người vẫn không tránh khỏi nguy cơ bị phản ứng như nổi mụn do da không hợp với thành phần này hoặc do dị ứng với một số thành phần khác trong công thức của sản phẩm như: Phenoxyethanol, Pentylene Glycol, Zinc, chất nhũ hóa, silicon, dầu, chất bảo quản,…
Cách xử lý khi dùng niacinamide bị lên mụn
Mặc dù niacinamide không thường xuyên gây nổi mụn khi sử dụng, nhưng nó có thể gây kích thích cho da ở một số người dùng.
Nếu trong quá trình dùng niacinamide bị lên mụn hay những phản ứng như đỏ rát, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng và cách xử lý như:
- Kiểm tra các thành phần khác trong sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm đó có chứa các thành phần khác như axit oleic hoặc butyl stearate, thì bạn nên cân nhắc và chuyển sang sản phẩm noncomedogenic để không gây hại cho da.
- Cân nhắc sản phẩm sử dụng: Nếu sản phẩm có chứa các hoạt chất như retinol, thì việc đẩy mụn có khả năng là do retinol gây ra. Khi mục đích sử dụng của bạn là để đẩy mụn thì bạn có thể cân nhắc đến sản phẩm để phát huy hiệu quả của nó.
- Tránh xà xát: Trong trường hợp dùng niacinamide bị lên mụn, nên tránh chà xát hay tẩy tế bào chết. Bởi những điều này có thể gây viêm cho da
- Tránh nặn hay lấy nhân mụn trứng cá gây kích ứng. Hạn chế chạm vào da mặt.
- Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần mới nào khác cho đến khi các phản ứng kích thích dịu xuống.
Đôi khi, sẽ rất khó xác định chính xác thành phần gây ra mụn và các tác dụng phụ. Trong trường hợp này, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để kiểm tra các thành phần của sản phẩm, tình trạng da. Từ đó, chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nên tìm tới bác sĩ da liễu khi có các triệu chứng hoặc phản ứng nghiêm trọng với niacinamide như:
- Da nóng rát dữ dội
- Đau đớn
- Nhiễm trùng da
Cách dùng niacinamide để tránh mụn bị lên
- Nồng độ, liều lượng: Các chuyên gia da liễu khuyến nghị, mức 5% mang lại hiệu quả cao trong điều trị tăng sắc tố; Riêng da quá nhạy cảm, bạn nên bắt đầu ở nồng độ thấp hơn 2%.
- Thời gian sử dụng: Bạn cần chú ý hàm lượng hoạt chất có trong sản phẩm và thường thoa serum chứa niacinamide trước cho thẩm thấu hết vào da, sau đó mới bôi kem dưỡng ẩm.
- Kết hợp Niacinamide cùng các hoạt chất khác: Không nên sử dụng Niacinamide cùng lúc với AHA và BHA vì đây là những hoạt chất có tính acid cao. Thay vào đó, bạn thoa niacinamide buổi sáng, AHA/ BHA buổi tối, hoặc dùng cách nhau 30 phút tránh các phản ứng không mong muốn
>>> Xem thêm: Niacinamide và B5 cái nào dùng trước: Bí mật trẻ hoá làn da
Việc dùng niacinamide bị lên mụn có thể do nhiều lý do, nên bạn cần cẩn thận kiểm tra các thành phần khác và nồng độ niacinamide cho da. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân dùng niacinamide bị lên mụn và cách sử dụng để đảm bảo da được khỏe mạnh, mịn màng.