backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cải thiện sức khỏe ngay hôm nay nhờ hoạt động massage

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    Cải thiện sức khỏe ngay hôm nay nhờ hoạt động massage

    Hoạt động massage là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết,… giúp cải thiện sức khỏe, đem lại những lợi ích tuyệt vời.

    Massage giúp nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực công tác của cơ thể.

    Massage còn là một cách cải thiện sức khỏe tốt và rất chủ động. Các phương pháp chữa bệnh bằng massage đã chính thức trở thành một phương pháp chữa bệnh thông dụng ở khắp nơi trên thế giới.

    Tác dụng của hoạt động massage đối với cơ thể

    Tác dụng với da

    Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân. Massage làm tiết ra các chất nột tiết tế bào (histamine, choline, hợp chất H, acétycholin…), làm tăng hoạt động của thần kinh và giãn mạch.

    Tác dụng tại các vị trí trên cơ thể

    Massage giúp tăng cường khả năng bảo vệ của da; khả năng hô hấp cũng được nâng cao do da sạch sẽ; nhiệt độ tăng nhất thời, do mao mạch giãn, da được nuôi dưỡng tốt hơn.

    Tác dụng với cơ

    Làm tăng năng lực hoạt động (sức bền) của cơ, sự mệt mỏi chóng hồi phục. Khi cơ làm việc căng thẳng gây phù nề, cứng, đau, việc massage có thể làm hết các chứng đó. Phương pháp này ảnh hưởng tốt đến trạng thái teo cơ, làm glycogen tích lũy tăng, cơ được nuôi dưỡng tốt.

    Tác dụng với gân, khớp

    Massage làm tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp, do đó sẽ tiêu trừ được hiện tượng hoạt dịch ứ trệ và hiện tượng túi dịch ở khớp xương sưng to, cải thiện được sự lưu thông của máu, bạch huyết chung quanh khớp xương và gân.

    Tác dụng đối với hệ tuần hoàn

    Đối với động lực máu, massage có tác dụng tốt với tim, làm giãn mạch (giảm trở lực trong mạch) nên giảm bớt sức nặng của tim và trực tiếp thúc đẩy máu tuần hoàn nhanh.

    Đối với huyết áp, thực tế lâm sàng đã chứng minh là tăng cường massage ở đầu và nửa người phía trên rất dễ làm cho huyết áp tăng lên, ngược lại massage ở nửa người dưới có thể làm cho huyết áp hạ xuống. Hoặc massage đốt sống cổ 2, 3 sẽ làm hạ huyết áp, massage đốt sống lưng 6, 7 có thể làm tăng huyết áp.

    Tác dụng với hô hấp

    Khi được massage ở ngực, người bệnh sẽ thở sâu hơn, có thể do trực tiếp kích thích vào thành phần ngực và do phản xạ thần kinh. Nếu massage nhẹ các đốt sống cổ 4, 5 sẽ gây co phổi; massage các đốt sống lưng 6, 7, 8 sẽ làm giãn phổi, do đó có thể dùng massage để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi,…

    Tác dụng đối với hệ tiêu hóa

    Massage có tác dụng tăng cường vận động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Khi chức năng bài tiết (dạ dày, ruột, gan) kém, nên kích thích mạnh để tăng tiết dịch. Khi bị rối loạn chức năng dạ dày – ruột, bạn nên massage vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch.

    Tác dụng với quá trình trao đổi chất

    Hình thức thư giãn này làm tăng lượng nước tiểu thải ra nhưng không thay đổi pH trong máu. Nghiên cứu cho thấy 2, 3 ngày sau khi massage, nitơ trong nước tiểu tăng lên và kéo dài vài ngày, điều này có thể là do tác dụng phân giải protid mà massage gây nên.

    Bí quyết massage mặt tại nhà

    Bạn sẽ cần những gì?

    Để massage mặt, bạn cần:

    • 1 cái bát vừa;
    • Nước lạnh;
    • Dung dịch tẩy trang;
    • Bông gòn;
    • Bọt biển;
    • Sản phẩm tẩy tế bào chết;
    • Kem massage;
    • Mặt nạ;
    • Toner (nước hoa hồng);
    • Kem mắt;
    • Kem dưỡng ẩm.

    Các bước chuẩn bị

    Bạn nên chuẩn bị những bước sau đây:

    • Đầu tiên, bạn cần tẩy sạch lớp trang điểm trên mặt. Dùng một vài giọt dung dịch tẩy trang hoặc dầu em bé đổ vào bông gòn và tẩy trang gương mặt cho tới khi sạch lớp trang điểm. Sau đó, bạn rửa mặt lại bằng nước lạnh;
    • Nhỏ một chút dung dịch tẩy trang vào lòng bàn tay và thoa đều lên mặt thật nhẹ nhàng. Bạn nên dùng sản phẩm phù hợp với loại da của mình (không gây kích ứng, dị ứng…);
    • Dùng miếng bọt biển ướt và lau sạch mặt một lần nữa;
    • Cuối cùng là bước tẩy tế bào chết. Bạn nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết và chà nhẹ toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt chú ý tới vùng mũi và cằm.

    Các bước massage mặt

    Sau đây là các bước bạn nên thực hiện:

    • Để bắt đầu, bạn cho một ít kem trong lòng bàn tay. Chà xát kem trong bàn tay để làm ấm nó, điều này sẽ giúp việc xoa bóp dễ dàng và thư giãn hơn;
    • Đầu tiên, massage dọc theo vùng cằm. Khi kem đã được thoa đều, bạn dùng cả hai tay xoa nhẹ nhàng khuôn mặt theo hướng lên trên, tốt nhất là bắt đầu từ cổ họng rồi di chuyển từ từ lên phần trán;
    • Khi đến khu vực giữa môi trên, bạn dùng tay kéo dài và đẩy nhẹ khóe môi giống như một khuôn mặt buồn;
    • Sau khi hoàn thành, tiếp tục đặt ngón tay của bạn gần khu vực mũi và xoa tròn hai má hướng đến lỗ tai;
    • Bây giờ là lúc massage mắt. Bạn giữ ngón tay quanh mắt và kéo nhẹ hai góc mắt theo hướng lên trên;
    • Dùng ngón tay cái che hai mí mắt bạn lại và thư giãn trong vài giây;
    • Kem massage bây giờ đã được hấp thu vào da, tiếp theo, bạn lấy một miếng bọt biển và loại bỏ lớp kem thừa trên khuôn mặt.

    Các bước kết thúc quá trình

    Sau khi massage, bạn nên:

    • Đắp mặt nạ và thư giãn trong 20 phút;
    • Thoa nước hoa hồng bằng bông gòn;
    • Bạn lấy một ít kem dưỡng ẩm trên ngón tay và thoa đều khắp vùng mắt. Bạn nhớ massage nhẹ nhàng nhưng đừng quá lâu nhằm tránh làm căng da.

    Cuối cùng, bạn dùng những ngón tay vỗ nhẹ vào má, trán và cằm để kem thấm sâu hơn vào da mặt.

    Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy, bạn hãy thực hiện chăm chỉ hoạt động massage hàng ngày bắt đầu ngay hôm nay, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy làn da thay đổi rõ rệt: khỏe khoắn và căng mịn hơn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo