Mặc dù dầu bơ được biết đến nhiều nhất vì công dụng trong nấu ăn, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da. Tinh dầu bơ còn là một thành phần nổi bật trong nhiều loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Mặc dù dầu bơ được biết đến nhiều nhất vì công dụng trong nấu ăn, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da. Tinh dầu bơ còn là một thành phần nổi bật trong nhiều loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
Hãy cùng Hello Bacsi khám phá những lợi ích của tinh dầu bơ cho da và những phương pháp tốt nhất để áp dụng nó một cách hiệu quả.
Dầu bơ được biết có chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin A, D và E, là các thành phần dưỡng chất có lợi cho làn da. Bên cạnh đó, tinh dầu bơ còn có các công dụng sau đây:
Ngoài vitamin E, dầu bơ còn chứa kali, lecithin và nhiều chất dinh dưỡng khác có thể nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da. Lớp ngoài cùng của da, được gọi là lớp biểu bì, sẽ dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất này và cũng giúp hình thành làn da mới.
Các chất chống oxy hóa và vitamin trong dầu bơ có thể giúp chữa lành da khô, bị kích thích và bong tróc liên quan đến bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Bạn có thể kiểm tra trước bằng việc thoa tinh dầu bơ ở một vùng da nhỏ cần điều trị, để đảm bảo rằng dầu không kích ứng hoặc làm tình trạng của bạn nặng hơn.
Thoa tinh dầu bơ lên mặt và để trong thời gian ngắn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, dầu bơ có thể giữ cho da ngậm nước, giảm tình trạng da dầu và tiết bã nhờn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị mụn trứng cá. Dầu bơ cũng có tác dụng chống viêm, có thể giúp giảm tình trạng đỏ và viêm của mụn trứng cá.
Dầu bơ có thể giúp vết thương mau lành hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy các axit béo thiết yếu và axit oleic trong dầu bơ có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, đây là quá trình tạo ra mô liên kết mới. Các axit béo thiết yếu trong dầu bơ cũng được tìm thấy để giúp giảm viêm trong quá trình chữa bệnh.
Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn về việc áp dụng tinh dầu bơ trong điều trị vết thương ở người.
Các chất chống oxy hóa trong dầu bơ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của cháy nắng. Theo một đánh giá năm 2011, vitamin E, beta carotene, vitamin D, protein, lecithin và các axit béo thiết yếu trong dầu có thể hỗ trợ chữa lành và làm dịu da. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tiêu thụ bơ có thể giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím có hại.
Những dấu hiệu lão hóa đầu tiên thường xuất hiện trên da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt có nhiều trong quả bơ, có thể giúp da giữ được độ đàn hồi.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phân tích được việc bôi dầu bơ lên da có mang lại hiệu quả tương tự hay không.
Trong khi có một số người sử dụng dầu bơ để chữa lành móng khô, giòn, nhưng lại có ít bằng chứng khoa học xác nhận lợi ích này. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng dầu tự nhiên để giữ cho móng tay và da tay mềm mại, hạn chế bị gãy móng.
Thoa dầu bơ lên da đầu như mặt nạ dầu nóng có thể giúp giảm gàu và các vấn đề khác đối với da đầu khô, bong tróc.
Nghiên cứu cho thấy rằng dầu bơ có thể giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường và cholesterol cao. Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy dầu bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như dầu ô liu.
Một nghiên cứu năm 2017 đã kết luận rằng dầu bơ có thể làm giảm tình trạng oxy hóa gây tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Lý do bắt nguồn từ thành phần chính của dầu bơ là axit oleic, một chất béo “lành mạnh” có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn về việc áp dụng thành công tinh dầu bơ để điều trị ở người.
Ngoài việc chống lại sự tổn thương ở thận, axit oleic còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, ngăn ngừa bùng phát một số bệnh tự miễn, tăng tốc độ tái tạo tế bào để thúc đẩy chữa bệnh, hỗ trợ loại bỏ nhiễm trùng vi khuẩn và giảm viêm trong cơ thể.
Tinh dầu bơ có thể dùng để massage, và sử dụng làm mặt nạ hoặc kết hợp vào các loại kem dưỡng da, gel tắm hoặc dầu tắm. Ưu điểm là nó có thể được sử dụng hàng ngày mà không gây ra tác dụng phụ.
Để sử dụng bơ như một loại kem dưỡng ẩm da mặt, bạn có thể lấy bơ tươi và massage lên mặt. Để lại phần bã trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Tinh dầu bơ đóng chai cũng có thể được sử dụng để dưỡng ẩm da mặt vào ban đêm. Giống như một loại mặt nạ ngủ, bạn cũng thoa tinh dầu bơ và massage nhẹ nhàng trên da để dưỡng chất thấm sâu, sau đó rửa sạch vào sáng hôm sau.
Kết hợp một vài thìa tinh dầu bơ vào nước tắm và ngâm mình trong đó, sẽ giúp da của bạn trở nên mềm mại và giảm tình trạng khô da. Bạn cũng có thể kết hợp tinh dầu bơ với sữa tắm yêu thích của bạn, để đem lại cảm giác thư giãn thoải mái.
Kết hợp tinh dầu bơ với các loại tinh dầu khác và massage hỗn hợp vào da sau khi tắm. Dùng khăn khô lau sạch da nhẹ nhàng trước khi sử dụng dầu. Dầu bơ cũng có hiệu quả khi thoa khắp cơ thể, giúp giữ cho làn da mềm mại.
Nếu bạn có da đầu khô thì việc sử dụng dầu bơ như mặt nóng nạ ủ tóc rất tốt cho bạn. Đầu tiên bạn cần làm nóng dầu, đổ 2 thìa súp dầu vào một lọ thủy tinh nhỏ và đặt lọ vào nồi nước đun sôi. Kiểm tra nhiệt độ của dầu thường xuyên, để tránh bị quá nóng. Khi dầu ấm, lấy bình dầu ra khỏi nước và nhẹ nhàng xoa dầu vào da đầu. Bạn có thể thoa dầu để qua đêm và gội sạch vào buổi sáng. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm tình trạng da đầu bị gàu và khô, bong tróc.
Để chữa lành và làm mềm da thô ráp, khô, bạn có thể kết hợp trộn một lượng tinh dầu bơ và dầu ô liu với tỷ lệ bằng nhau, và thoa hỗn hợp lên da một hoặc hai lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Dầu bơ rất cô đặc và có thể gây ra kích ứng da. Tác dụng phụ của dầu bơ rất hiếm, nhưng có thể có người bị dị ứng bơ hoặc tinh dầu bơ.
Cách tốt nhất để tránh bị dị ứng là kiểm tra trước trên một vùng da nhỏ. Thoa một lượng nhỏ dầu bơ vào da cánh tay. Nếu không có kích ứng xảy ra trong khoảng thời gian 24 giờ, dầu có thể được sử dụng an toàn trên các bộ phận khác của da. Nhưng nên lưu ý khi sử dụng dầu bơ cho da mặt vì vùng da mặt có thể nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn vùng da cánh tay.
YẾN DƯƠNG / HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!