backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mất vị giác và khứu giác: Cảnh báo sớm của COVID-19

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngà Trương · Ngày cập nhật: 04/05/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    Mất vị giác và khứu giác: Cảnh báo sớm của COVID-19

    Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

    Ngoài các triệu chứng coronavirus đã biết, ngày càng có nhiều trường hợp được ghi nhận hơn về tình trạng mất vị giác và khứu giác đột ngột ở bệnh nhân COVID-19.

    Một số báo cáo gần đây cho thấy người mắc COVID-19 bỗng nhiên không thể ngửi được mùi và dần dần mất vị giác chiếm tỷ lệ cao. Các tác giả đều nêu rõ quan ngại về việc những triệu chứng này có khả năng là dấu hiệu sớm của tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2 .

    Điểm đáng chú ý là 2 dấu hiệu trên có thể xuất hiện ở nhiều người mắc COVID-19 không có triệu chứng. Vì vậy, các câu hỏi đơn giản về mùi và vị nên được đặt ra khi nghi ngờ nhiễm virus. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vẫn chưa bổ sung tình trạng mất vị giác và khứu giác vào danh sách các triệu chứng của COVID-19. Trong một diễn biến khác, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa triệu chứng “mất vị giác và khứu giác” lên trang thông tin về COVID-19.

    Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành của Viện Hàn lâm Tai mũi họng Hoa Kỳ (AAO-HNS), ông James C. Denneny III tin rằng việc đột ngột mất 2 giác quan này có thể là một tín hiệu cảnh báo sớm của COVID-19. Ông Denneny cũng cho biết: “Thực tế việc kiểm tra về vị giác hay khứu giác không yêu cầu bất kỳ thủ thuật phẫu thuật, sinh thiết hoặc điều trị cụ thể, nên việc khoanh vùng sớm sẽ rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nhược điểm của việc dựa trên 2 giác quan này như là một triệu chứng COVID-19 thì khá phiến diện vì không phải người bệnh nào cũng mất vị giác và khứu giác”.

    Bà Claire Hopkins, chủ tịch Hiệp hội Khoa mũi Anh và các cộng sự, cũng đồng ý với nhận định trên trong bài viết trên tạp chí khoa học The Lancet Infectious Diseases. “Các bác sĩ đánh giá việc bệnh nhân COVID-19 mất nhận thức về mùi hoặc vị khởi phát cấp tính nên mối nghi ngờ có sự liên kết với SARS-CoV-2 là khá cao”. Ngoài ra, người bệnh không bị nghẹt mũi hay chảy nước mũi, tức không mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

    Mất vị giác và khứu giác: Điểm chung của nhiều ca bệnh COVID-19

    Mất vị giác và khứu giác là triệu chứng sớm của COVID-19

    Tác giả của 1 trong những nghiên cứu mới được công bố, bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật đầu – cổ Carol H. Yan (Đại học California San Diego) cũng cho rằng đánh mất cảm giác về mùi và vị có thể là dấu hiệu khá đặc trưng của COVID-19.

    Trong cuộc khảo sát về các trường hợp đã xét nghiệm SARS-CoV-2 tại bệnh viện UC San Diego Health, bác sĩ Yan và cộng sự đã báo cáo rằng 68% (40/59) người bệnh dương tính với COVID-19 có suy giảm khứu giác và 71% (42/59) bị suy giảm vị giác. Trong số 203 người thuộc nhóm “đối chứng” có kết quả xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 (PCR) âm tính với SARS-CoV-2, chỉ có 16% mất khứu giác và 17% mất vị giác. Kết quả đã được công bố trên Diễn đàn Quốc tế về Dị ứng & Mũi học.

    Bác sĩ Yan cũng cho biết: “Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, nếu đột ngột mất vị giác và khứu giác, người đó có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 cao gấp 10 lần so với các nguyên nhân nhiễm trùng khác. Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của COVID-19 vẫn là sốt, nhưng sau đó người bệnh sẽ mệt mỏi và mất khả năng nhận thức mùi, vị cùng các triệu chứng như đã biết”.

    Bác sĩ – tiến sĩ Ahmad R. Sedaghat (Đại học Cincinnati, Ohio) cũng có quan điểm tương tự. Trong một bản đánh giá theo chủ đề xuất bản vào ngày 14-4-2020 trên Laryngoscope Investigative Otolaryngology, bác sĩ Sedaghat và các đồng nghiệp viết: “Chứng mất khứu giác mà không phải do tắc nghẽn mũi dường như là một chỉ số đặc biệt cao của các ca COVID-19″.

    Theo bác sĩ Sedaghat, việc mất khứu giác đột ngột không khiến người bệnh nghĩ rằng họ mắc COVID-19, đặc biệt nếu họ vẫn không phát sinh triệu chứng. Do đó, “những cá nhân này có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường và truyền bệnh như một người đang ủ bệnh”.

    Bạn có thể quan tâm: Biến chứng của COVID-19 và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng

    Việc kiểm tra triệu chứng rất quan trọng

    Một số tổ chức trên thế giới đã bắt đầu thu thập các báo cáo triệu chứng từ người bệnh và bác sĩ lâm sàng. Điều này góp phần làm sáng tỏ hơn việc xem tình trạng đột ngột mất vị giác và khứu giác là một triệu chứng sớm của COVID-19.

    Trong một báo cáo hàng tuần về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong vào ngày 14-4-2020 từ CDC về nhiễm COVID-19 ở nhân viên y tế, trong số 5.000 người được khảo sát triệu chứng, có 750 (16%) đã báo cáo mình bị “mất khả năng ngửi mùi hoặc nếm vị” trong mục “Triệu chứng khác”.

    Trong khi đó, một ứng dụng điện thoại thông minh theo dõi triệu chứng COVID của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Boston), Đại học Stanford (California) và Cao đẳng King (London) đã tiếp nhận dữ liệu từ khoảng 2,5 triệu người cũng cho kết quả tương tự.

    Theo các khai báo thu thập từ 400.000 người trong khoảng thời gian từ 24 đến 29-3-2020, có 18% cho biết mình bị mất khứu giác hoặc vị giác – nhiều hơn con số báo cáo triệu chứng sốt (10%) nhưng ít hơn nhiều so với số người gặp triệu chứng mệt mỏi (53%). Trong số 400.000 người này, chỉ 1.702 ca được xét nghiệm COVID-19, 579 cho kết quả dương tính và 1.123 là âm tính.

    Các nhà tổ chức ước tính rằng trong số những người dương tính thì 59% bị mất vị giác và khứu giác. Con số đó ở những người âm tính với coronavirus chỉ là 18%.

    Bác sĩ bịch tễ di truyền học kiêm nhà nghiên cứu chính của ứng dụng kiểm tra triệu chứng Tim Spector cho biết: “Khi kết hợp với các triệu chứng khác, những người bị mất vị giác và khứu giác dường như có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 cao gấp 3 lần, theo dữ liệu của chúng tôi”. Bác sĩ Spector bày tỏ mong muốn những người này “nên tự cách ly trong 7 ngày để giảm sự lây lan của bệnh”.

    Ngoài ra, tự mỗi người dân cần có ý thức phòng ngừa COVID-19 và chấp hành các chủ trương từ chính phủ theo từng thời điểm để bảo vệ bản thân và cộng đồng, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn…

    Mất khứu giác là triệu chứng ban đầu ở nhiều bệnh nhân mắc COVID-19

    Mất vị giác và khứu giác là triệu chứng sớm của COVID-19

    Viện Hàn lâm Tai mũi họng Hoa Kỳ cũng bắt đầu thu thập dữ liệu từ các bác sĩ và bệnh nhân vào ngày 25-3-2020 thông qua công cụ theo dõi triệu chứng bằng 16 câu hỏi trên trang web của tổ chức này. Kết quả nhận được hơn 500 báo cáo về tình trạng đột ngột không cảm nhận được vị hay mùi.

    Trong một báo cáo về 237 phản hồi đầu tiên được công bố trên Otolaryngology-Head and Neck Surgery, mất khứu giác là mẫu số chung của 73% đối tượng trước khi chẩn đoán COVID-19 và là triệu chứng ban đầu ở 27% các đối tượng đó. Bác sĩ Denneny tin rằng đây “là phát hiện quan trọng nhất”, là “một triệu chứng trọng điểm”.

    Tuy nhiên, những trường hợp mất khứu giác được xét nghiệm COVID-19 chỉ đạt 40%. Một nửa báo cáo tình trạng mất khứu giác đến từ các bác sĩ tai mũi họng – vốn là điều bình thường, nhưng một số lượng lớn hơn lại đến từ các chuyên khoa y tế khác.

    Bác sĩ Denneny cho biết nhiều báo cáo hiện đang đến từ các bệnh nhân. Ông cho rằng cần truyền thông rộng rãi về tình trạng mất vị giác và khứu giác đột ngột để nhanh chóng có biện pháp xử trí với COVID-19.

    Vì sao người mắc COVID-19 lại mất vị giác và khứu giác?

    Hiện tại vẫn chưa hoàn toàn rõ lý do tại sao virus SARS-CoV-2 có thể ức chế khả năng cảm nhận mùi vị của người bệnh. Mặc dù các loại virus phổ biến hơn như virus gây cúm mùa và virus họ corona khác cũng có thể gây mất vị giác và khứu giác.

    Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự phục hồi cảm giác của người nhiễm SARS-CoV-2 có vẻ nhanh hơn so với khi nhiễm các loại virus khác. Bác sĩ Yan cho rằng virus corona mới có thể có cơ chế hoạt động khác. Các bệnh nhân được khảo sát tại bệnh viện UC San Diego đã “lấy lại” được giác quan trong vòng vài tuần đến 1 tháng. Tình trạng này nếu do các loại virus phổ biến khác gây ra thì lại mất đến vài tháng hoặc 1 năm để hồi phục.

    Ngoài triệu chứng về 2 giác quan này, một số nghiên cứu cũng cho thấy đau mắt đỏ cũng có thể là dấu hiệu của COVID-19. Căn bệnh này cũng gây ra tình trạng ho ra máu ở một số người bệnh.

    [covid_19]

    Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19

    Nếu bạn cảm thấy không khỏe hay xuất hiện các triệu chứng COVID-19 như sốt, khó thở, ho khan kéo dài và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

    • Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
    • Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
    • Bệnh viện Vinmec Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768
    • Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
    • Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
    • Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
    • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
    • Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
    • Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
    • Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
    • Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
    • Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
    • Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
    • Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
    • Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
    • Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
    • Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
    • Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
    • Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
    • Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010

    Mặt khác, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

    Bạn có thể quan tâm: Giải đáp 21 sự thật về COVID-19

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngà Trương · Ngày cập nhật: 04/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo