Trong giai đoạn sớm của sốt xuất huyết, bạn có thể cảm thấy mình như mắc cảm cúm hoặc các bệnh khác. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola xuất hiện từ 2–21 ngày sau khi nhiễm bệnh và thường bao gồm:
- Sốt cao
- Đau đầu
- Yếu ớt
- Đau bụng
- Ít thèm ăn
- Viêm họng
- Đau khớp và cơ bắp
Khi tình trạng bệnh nặng hơn có thể gây chảy máu bên trong cơ thể, từ mắt, tai và mũi. Một số người sẽ nôn hoặc ho ra máu, tiêu chảy ra máu và bị phát ban.
Bác sĩ có thể điều trị triệu chứng sốt xuất huyết do virus Ebola bằng cách bổ sung thêm chất lỏng, chất điện giải, thuốc huyết áp, truyền máu…
5. Triệu chứng sốt xuất huyết do bệnh sốt Marburg

Sau một thời gian ủ bệnh 5 – 10 ngày, bệnh sốt Marburg sẽ khởi phát đột ngột đi kèm các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau đầu và đau cơ. Khoảng ngày thứ năm sau khi xuất hiện triệu chứng có thể xảy ra phát ban sần, nổi bật nhất trên thân ngực, lưng và bụng. Sau đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy.
Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan.
Nhiều triệu chứng của sốt xuất huyết do bệnh sốt Marburg tương tự các bệnh truyền nhiễm khác, như sốt rét hoặc sốt thương hàn. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh có thể khó khăn hơn.
Hiện tại, y học chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết do virus mà chỉ có một vài loại chủng ngừa. Cho đến khi vắc xin bổ sung được phát triển, phương pháp tốt nhất cho bạn là phòng ngừa triệu chứng sốt xuất huyết.
Cách xử lý khi gặp phải triệu chứng sốt xuất huyết
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết. Tuy nhiên, thuốc kháng virus ribavirin có thể giúp rút ngắn quá trình nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng trong một số trường hợp tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Khi mắc phải dấu hiệu sốt xuất huyết, bạn cần được sự chăm sóc y tế hỗ trợ kịp thời. Sốt xuất huyết có thể khiến cơ thể bạn mất nước. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần bổ sung dịch thể sớm để duy trì sự cân bằng các chất điện giải, khoáng chất, những yếu tố rất quan trọng đối với chức năng thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không tự ý truyền dịch mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ trước khi thực hiện nhằm tránh những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Khi bạn gặp phải tình trạng sốt cao thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc paracetamol theo liều lượng chỉ định. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng aspirin, ibuprofen… vì những thuốc này có thể gây xuất huyết. Trong trường hợp bạn bị xuất huyết nội tạng nặng, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp truyền máu cho bạn.
Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bạn chỉ có thể được bác sĩ điều trị các triệu chứng. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa triệu chứng sốt xuất huyết, tránh những tình trạng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!