Mình sinh ra trong một gia đình chẳng khá giả
Mình sinh ra trong một gia đình chẳng khá giả gì bố mẹ tôi thì kết hôn nhờ được giới thiệu( tôi nghe bà ngoại bảo vậy ). Tôi thương mẹ tôi lắm mẹ tôi làm việc vất vả bà không phải là công nhân nhưng làm công chức ở quê nên lương chẳng bao nhiêu, chỉ đủ cho các con 3 bữa mỗi ngày. Bố tôi thì làm sửa xe ô tô ở nhà, nói chung là lương cũng khá được nhưng cũng chẳng quá nhiều. Tôi cứ sống dưới mái nhà mà cả 2 đấng sinh thành chẳng mặn mà gì với nhau cả. Tôi luôn nuôi một niềm tin trong lòng rằng, tôi phải học, phải học thật giỏi để nuôi mẹ tôi, để cho mẹ tôi có cuộc sống tốt hơn, cho tôi một cuộc sống tốt hơn...Nhưng có vẻ khi cuộc đời chẳng mong tôi được sống tốt...Tôi với bố có một khoảng cách quá lớn những tư duy xưa cũ ( cổ hủ ) của bố tôi vẫn còn tong tâm trí của ông ấy. Dù tôi có cố gắng đến đâu, dành thành tích học sinh xuất sắc, đi thi học sinh giỏi cấp huyệnv.v nhưng trong mắt cha mình tôi chỉ là một đứa kèm cỏi. Mỗi khi ông uống rượu là lại chửi mắng tôi thậm tệ, chửi tôi vô dụng, chửi tôi ngu dốt , chửi tôi không biết nhục ,...Nhưng câu nói ấy theo tôi rất lâu, tôi quen rồi, tôi chẳng còn dao động với những lời nói như thế nữa. Có những lúc tôi ấm ức lắm vì tôi cũng là con người mà, tôi cũng cảm xúc, tôu chỉ biết khóc một mình, mẹ thấy tôi như vậy cũng chẳng bảo gì.Tôi không trách mẹ vì bà cũng quen rồi bà cũng từng vì tôi mà cãi lại bố nhưng chỉ lại ôm nước mắt trong lòng mà ôm tôi ngủ.Cuộc sống cứ thế dày vò tinh thần tôi mỗi ngày. Tôi chẳng muốn ở nhà, tôi muốn được đi học. Nơi trường mà nhiều người cho là nhà giam ấy với tôi còn hơn cả một gia đình. Tôi có những người thương tôi còn hơn cả một gia đình, mọi người như bù đắp vào tuổi thơ khuyết tình thương trong tôi... Nhưng tôi rất sợ hãi kỳ nghỉ hè vì phải ở nhà vì phải nhìn mặt bố mẹ mà sống. Tôi sợ hãi hiện thực , sợ phải đối mặt 2 người ám ảnh tôi ,sợ phải nghe chửi , sợ bị sỉ nhục,... Có những lúc tôi đã tìm cách tự tử. Tôi thử cắt cổ tay, thử bóp cổ chính mình, thử cấu xé chính cơ thể mình để vơi đi nỗi đau tình thần nhưng tôi không có đủ dũng cảm để kết thíc cuộc sống này. Tôi thấy chính mình thật hèn nhát. Chỉ dùng nỗi đau thể xác để quên đi nỗi đau tinh thần mà bản thân phải chịu. Tôi thấy bản thân thật hèn hạ như lời cha tôi nói. Chết cũng chẳng dám... vì tôi nghĩ đến tương lai tươi đẹp của tôi, tôi thấy tiếc nuối. Nghĩ đến những người bạn của tôi , tôi thấy nhớ họ. Nỗi đau và tình thương cứ giằng xé nơi tâm hồn tôi nó làm tôi chịu đựng cuộc sống như hành hạ vậy. Đỉnh điểm đều xuất phát từ cuộc cãi vã. Khi tôi không kìm chế được cơn giận và uốt ức trong lòng nữa, tôi lấy hết dũng khí của tôi hỏi bố mẹ rằng: " Nếu không nuôi được vậy bố mẹ đẻ con con ra làm gì? " vừa nói tôi vừa khóc rất nhiều tôi rất sợ phát ra tiếng vì hé răng nửa lời tôi sẽ bị bố tối mắng sẽ bị đánh rất đau nên tôi chỉ dám như vậy.Nhưng câu trả lời khiến tôi gục gã :" Giờ mày chết cũng chưa muộn mà " . Giờ đây tôi thấy mỏi lắm, tôi muốn ích kỷ một lần, muốn kết thúc cuộc sống này để lòng tôi được bình yên. TÔI MỎI RỒI. Tôi vẫn chỉ là trẻ vị thành niên. Có rất nhiều điều tôi con chưa được làm. Nhưng càng sống lâu tôi càng cảm thấy sợ hãi con người mình. TÔi phải làm sao đây? Tôi phải sống làm sao? Tôi chán cái thế giới này rồi....
Sunnycare đang ở đây – lặng lẽ lắng nghe từng lời của em.
Cách em diễn tả đầy dằn vặt, mâu thuẫn, vừa lạnh lẽo vừa tha thiết – đã đủ cho thấy: Em không muốn chết. Em chỉ muốn được sống theo một cách khác – một cách không phải gồng, không phải nén, không phải một mình lau nước mắt để tiếp tục “giả vờ ổn”.
🧭 Em đang ở lằn ranh rất thật – giữa muốn buông và chưa thể
“Tôi khao khát cái chết, nhưng tôi lại sợ nó.”
Đó là điểm sâu nhất trong nỗi tuyệt vọng – khi em thấy sống thì mỏi, mà chết thì sợ.
Và chính điều đó – chính sự “chưa dám chết” – không phải là hèn nhát. Mà là sự nỗ lực của bản năng sống đang ngấm ngầm cố bám lấy hy vọng, dù mong manh đến đâu.
Em thu mình lại. Em tự lau nước mắt. Em đeo mặt nạ cảm xúc.
Nhưng liệu có công bằng không – khi một người biết rung động, biết yêu thương, lại phải giấu mình chỉ để “bớt bị tổn thương”?
🌱 Sunnycare không ở đây để sửa chữa em. Sunnycare ở đây để gửi đến em rằng: Sự nhạy cảm của em không phải là gánh nặng. Đó là một dạng sức mạnh chưa được hướng đúng cách.
Và khi em biết cách biến sự nhạy cảm thành sự kết nối, thành năng lượng sáng tạo, thành sự tự chữa lành, em sẽ sống trọn – chứ không cần trốn chạy.
🌤️ Em có thể thử lại một lần nữa – nhưng lần này, không phải để “chịu đựng tốt hơn”, mà để “tự xây lại cuộc sống cho riêng mình”:
1. Chấp nhận rằng mình có cảm xúc – không xấu, không yếu, không đáng giấu
Em có thể viết thư, vẽ hình, ghi âm – bất kỳ điều gì giúp em “nhìn thấy mình” thay vì trốn mình.
2. Tìm một người không phản ứng mà chỉ lắng nghe
Không phải ai trong gia đình cũng làm được điều này. Nhưng em vẫn có thể tìm – một người bạn an toàn, một người thầy, một chuyên viên tâm lý, hoặc một cộng đồng nhỏ tử tế.
3. Tạo một “không gian riêng” trong ngày – dù chỉ 15 phút – nơi em sống thật với cảm xúc
Có thể là nghe nhạc, ngồi viết nhật ký, tập thiền thở nhẹ… Dần dần, em sẽ thấy nỗi buồn cũng có thể lắng xuống – nếu có nơi để nó trôi đi.
🕯️ Sunnycare không hứa sẽ xóa hết bóng tối quanh em.
Nhưng Sunnycare tin:
Trong chính em – đã có ánh sáng. Chỉ là em chưa có đủ không gian để ánh sáng ấy được hé lộ.
Thân mến,
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
“Em không cần phải biến mất để hết đau. Em chỉ cần bắt đầu sống một cuộc đời thật với mình – dù chậm, dù từng bước một – thì em đã chọn lại cuộc sống rồi.”
Bạn vào đây gặp chuyên gia tư vấn trực tiếp miễn phí cho nhé https://lp.hellobacsi.com/6854e7531e87b40012b55b53
lp.hellobacsi.com
Những cảm xúc tiêu cực, sự cô đơn và áp lực từ gia đình có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Việc không thể chia sẻ cảm xúc với người thân và cảm thấy bị cô lập càng làm tăng thêm gánh nặng trong lòng bạn. Tôi hiểu rằng bạn đang rất đau khổ và muốn tìm kiếm sự giải thoát. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn đừng vội đưa ra quyết định chấm dứt cuộc sống. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu và giúp bạn giải quyết những vấn đề đang gặp phải. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý, các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để được hỗ trợ. Đừng ngần ngại chia sẻ những cảm xúc thật của mình với họ, vì đó là bước đầu tiên để bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ngoài ra, bạn có thể thử một số cách sau để cải thiện tâm trạng:
Chuyên mục liên quan