Chích ngừa ung thư cổ tử cung khi nào và cần lưu ý điều gì?
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm ngừa vắc xin HPV – một trong những tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Vậy chích ngừa ung thư cổ tử cung khi nào và cần lưu ý điều gì?
1. Tìm hiểu về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là loại vắc xin có tác dụng ngăn ngừa, giảm sự gây hại của virus HPV - virus thường tấn công và gây các bất thường ở tử cung, cổ tử cung. Thực tế, virus HPV được xác định có liên quan đến nhiều bệnh lý ung thư đường sinh dục như: ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,...
Vắc xin HPV đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, an toàn và hiệu quả ngăn ngừa nhóm vi rút HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, bệnh nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ và các bệnh đường sinh dục nam và nữ.
Lưu ý, vắc xin HPV không có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi rút gây ra.
2.Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung không?
Nguy cơ lây lan vi rút HPV rất cao và bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để, vì vậy tiêm ngừa HPV là giải pháp hiệu quả phòng lây nhiễm HPV, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. Độ tuổi để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất là 9 đến 14 tuổi.
Nữ giới độ tuổi từ 27 đến 45 vẫn có thể tiêm phòng HPV, tuy nhiên hiệu quả tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Phụ nữ có thai được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV sau khi sinh.
Bên cạnh đó vacxin nên được tiêm ngừa càng sớm càng tốt vì:
- Dù chưa quan hệ tình dục, vẫn có nguy cơ nhiễm virus HPV. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 45,5% trẻ em gái chưa quan hệ tình dục nhưng có sự xuất hiện của virus HPV.
- Virus HPV có nhiều chủng khác nhau và khả năng tái nhiễm là rất cao. Nếu đã từng nhiễm một tuýp HPV nào trước đây, vẫn nên tiêm vắc xin để bảo vệ trước những tuýp virus HPV còn lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể sau khi bị nhiễm virus không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này.
- Vắc xin HPV được sử dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới và đã chứng minh tính an toàn, hiệu quả lên đến 99% ở cả nam và nữ giới, trẻ em gái, trẻ em trai.
- Với vắc xin thế hệ mới Gardasil 9, cả bé trai và bé gái từ 9 tuổi đã có thể tiêm để các bệnh ung thư nguy hiểm do HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, bệnh sùi mào gà… với hiệu quả lên đến 94%. Trước sinh nhật lần thứ 15, trẻ trai và trẻ gái chỉ cần tiêm 2 mũi đã có thể đảm bảo miễn dịch phòng bệnh, tiết kiệm nhiều chi phí.
3.Chích ngừa ung thư cổ tử cung khi nào?
Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt trong độ tuổi 9 – 26 tuổi, nhất là trong khoảng thời gian vàng từ 9 – 14 tuổi, đây là độ tuổi có đáp ứng miễn dịch bảo vệ cao và hiệu giá kháng thể mạnh nhất.
Vacxin HPV là loại vacxin an toàn, mỗi loại vắc-xin phòng ngừa HPV như Gardasil đã trải qua nhiều năm thử nghiệm an toàn mới được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép.
4.Tác dụng phụ của vắc xin HPV
Các loại vắc xin được phê chuẩn tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay rất an toàn cho người tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp chích ngừa HPV có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm;
- Sốt nhẹ;
- Nổi mề đay;
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp;
- Mệt mỏi;
- Buồn nôn và nôn;
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng phụ khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung hiếm khi xảy ra. Nếu sau khi tiêm, bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được theo dõi sức khỏe.
5. Chích ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì?
Trước khi tiêm phòng, người tham gia tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo đủ sức khỏe cũng như an toàn tiêm chủng. Nếu bạn thuộc đối tượng có thể tiêm phòng, không mang thai, không có dị ứng với các thành phần của vắc xin cũng như không điều trị các bệnh lý cấp tính… thì hoàn toàn có thể tiến hành tiêm phòng vắc xin này.
Trên đây là những chích ngừa ung thư cổ tử cung khi nào và cần lưu ý điều gì? Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.
Chi phí tiêm vắc xin là bao nhiêu vậy ạ
Trước khi tiêm HPV em có phải làm xét nghiệm gì không?
Mình muốn hỏi khi mình tiêm mũi thứ 3 của HPV khi đã 27 tuổi. Việc này có bị mất tác dụng của thuốc hay không?
Đã có quan hệ rồi có tiêm được HPV nữa hay không bạn?
Kết hôn rồi có tiêm được nữa không ạ?
Cho em hỏi em tiêm trễ nhắc hẹn vắc xin HPV có làm giảm hiệu quả của nó không|?